15:26 | 23/05/2019

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nếu tất cả cùng đồng hành thì vấn đề rác thải rắn sẽ được xử lý một cách hiệu quả nhất

Tại Phiên thảo luận tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019 diễn ra sáng nay (22/5), nhiều đại biểu cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế thì vấn đề ô nhiễm môi trường, vi phạm trong sử dụng đất đai vẫn còn nhiều điều cần phải giải quyết.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nếu tất cả cùng đồng hành thì vấn đề rác thải rắn sẽ được xử lý một cách hiệu quả nhất


Thảo luận tổ Điện Biên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà, Hoà Bình


Gắn trách nhiệm tới từng tổ chức, cá nhân trong việc xử lý rác thải


Đại biểu Quách Thế Tản (Hoà Bình) phát biểu

Trao đổi với các đại biểu trong cuộc thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, cử tri rất quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường, không khí, rác thải. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, sau nhiều năm, trong tình trạng bảy Bộ cùng quản lý chất thải rắn, gây chồng chéo, kém hiệu quả, Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề rác thải và xử lý rác thải trên địa bàn. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chuẩn bị một đề án đầy đủ, toàn diện về quản lý thống nhất chất thải rắn, vì vậy rất cần sự đồng hành của doanh nghiệp, địa phương, người dân thì mới có thể hoàn thành được những mục tiêu đề ra.


Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại biểu Quốc hội đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu thảo luận

Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình) cho biết, các cử tri sẵn sàng đề nghị gắn trách nhiệm với những đơn vị tạo ra nguồn rác thải để có thể kiểm soát tốt hơn rác thải tại nguồn. Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh lấy ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất pin ra ngoài thị trường thì cần phải có quy chế để thu gom lại các sản phẩm của mình khi đã hết hạn sử dụng hoặc phải ủy quyền và tài chính cho các đơn vị khác đi thu gom để có thể bảo đảm được nguồn rác thải không phát thải ra môi trường.


Đại biểu Trần Văn Sơn, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên phát biểu thảo luận


Công tác quản lý đất đai luôn đòi hỏi phải đáp ứng được tiến trình phát triển của đất nước
Bên cạnh vấn đề môi trường, các vấn đề giải quyết có hiệu quả tình trạng lãng phí đất đai, phát huy được nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội; vấn đề hiệu quả sử dụng đất vẫn ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực… cũng được các đại biểu tập trung thảo luận.


Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) phát biểu

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình) cho rằng vấn đề quản lý đất đai hiện nay có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn lỏng lẻo, việc sử dụng quỹ đất bị biến tướng, sai mục đích. Theo đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, nếu đất sử dụng đa chức năng thì chức năng nào thu được nguồn ngân sách nhiều nhất thì nên áp dụng để tránh thất thoát ngân sách.

 Khương Trung

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/bo-truong-tran-hong-ha-neu-tat-ca-cung-dong-hanh-thi-van-de-rac-thai-ran-se-duoc-xu-ly-mot-cach-hieu-qua-nhat-1319.html

In bài viết