06:55 | 19/10/2019

Tận dụng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới, tăng cường ứng dụng thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021, trong đó có mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tăng cường phối hợp công tác xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Ngày 18/10, Cục Công tác phía Nam (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Long An tổ chức tọa đàm Cách mạng công nghiệp 4.0 với những yêu cầu đặt ra trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Tham dự buổi tọa đàm có bà Huỳnh Thị Lệ Thủy - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, cùng đại diện 8 đơn vị của Sở Tư pháp các tỉnh, thành khu vực phía Nam.

Theo Cục Công tác phía Nam, những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác PBGDPL đã được nhiều địa phương khai thác, sử dụng một cách hiệu quả. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy công cuộc đổi mới sáng tạo. Nhiều địa phương đã ứng dụng được công nghệ vào công tác PBGDPL giúp việc quản lý, điều hành hiệu quả hơn, tiết kiệm công sức, chi phí..., đồng thời cũng tăng cường được sự tương tác giữa các cơ quan, người dân dễ dàng tiếp cận thông tin một cách chính xác, kịp thời.

tan dung mang xa hoi de tuyen truyen pho bien giao duc phap luat
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Minh Vương

Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án đổi mới, tăng cường ứng dụng thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019-2021. Mục tiêu đề án là tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL đáp ứng xây dựng chính phủ điện tử, tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến căn bản công tác PBGDPL.

Cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác PBDGPL đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL như sử dụng trang thông tin điện tử, thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, xây dựng các fanpage để tuyên truyền trên mạng xã hội Facebook, Zalo… Tuy nhiên, các địa phương nhấn mạnh việc PBGDPL gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh phí thực hiện, nhiều nơi cơ sở hạ tầng đáp ứng được.

Tại đây, các đại biểu đã có nhiều ý kiến trong việc PBGDPL. Nổi bật, Đồng Nai đã tổ chức được PBGDPL thông qua hình thức thi trực tuyến và sân khấu hóa. Ngoài ra, các đơn vị khác cũng góp ý kiến về việc tuyên truyền PBGDPL trên mạng viễn thông, các trang mạng xã hội, sóng phát thanh, truyền hình cũng như công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng của đội ngũ báo cáo viên pháp luật.

Đông Hải

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/tan-dung-mang-xa-hoi-de-tuyen-truyen-pho-bien-giao-duc-phap-luat-3674.html

In bài viết