15:59 | 24/10/2019

Sốt xuất huyết vào mùa và cách phòng ngừa

Thời tiết giao mùa là thời điểm để muỗi bùng phát lây lan dịch bệnh sốt xuất huyết. Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, ngoài việc phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh môi trường, người dân cần để ý các triệu chứng để điều trị kịp thời.
Chỉ trong 2 tháng, hơn 100 cá thể voi chết do dịch bệnh và hạn hán Cà phê có nguy cơ trở thành của hiếm vì biến đổi khí hậu Kiên Giang: Vứt xác lợn chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh

Khoa Virus - Ký sinh trùng của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương hiện là nơi điều trị của phần đông bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo. Đây là bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt nên việc gia đình lây chéo là chuyện thường diễn ra, có nhà 2-3, thậm chí là 5 người đều mắc bệnh. Đối với trường hợp mắc sốt xuất huyết mức độ nặng sẽ được chuyển sang khoa cấp cứu để điều trị.

sot xuat huyet vao mua va cach phong ngua cho nguoi dan
Bệnh nhân SXH đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Theo TS.BS Nguyễn Kim Thư, dịch sốt xuất huyết năm nay bắt đầu từ tháng 7-8. Tuy không bằng dịch năm 2017, nhưng bệnh sốt xuất huyết năm nay cũng có nhiều biến động bất thường. Hiện mỗi ngày cơ sở tiếp nhận khoảng 20-25 bệnh nhân. Các bệnh nhân sốt xuất huyết cũng có nhiều mức độ khác nhau như bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo, không cảnh báo và bị nặng nên người dân cần trang bị kiến thức cần thiết để nhận biết và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Thư cho biết, nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đưa ngay người bệnh tới bệnh viện gần nhất vì đó là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm: Chảy máu, các chấm hay đốm màu đỏ trên da. Chảy máu mũi, lợi. Nôn ra máu. Đi ngoài phân đen. Kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo; Nôn liên tục; Đau bụng dữ dội; Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; Khó thở.

sot xuat huyet vao mua va cach phong ngua cho nguoi dan
Sốt xuất huyết với dấu hiệu xuất huyết dưới da ở cẳng chân.

Với các bệnh nhân sốt cao liên tục không hạ được bằng thuốc thì nên đến bệnh viện được xử lý. Tỉ lệ biến chứng của sốt xuất huyết được đánh giá là khá nhỏ, đa phần bệnh nhân được bác sỹ hướng dẫn điều trị và theo dõi tại nhà nên người dân không cần quá hoang mang, lo lắng.

Với khí hậu nóng ẩm nên Việt Nam luôn nằm trong vùng dịch tễ của sốt xuất huyết, miền Nam bệnh thường diễn ra quanh năm thì miền Bắc lại rơi vào các tháng 6-7-11.

Ngành Y tế cũng khuyến cáo người dân không mở nắp các dụng cụ đựng nước; diệt lăng quăng, bọ gậy, thau rửa dụng cụ chứa nước, dọn dẹp xung quanh môi trường sạch đẹp, ngủ mắc màn... hạn chế thấp nhất muỗi đốt. Bên cạnh đó, cần tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch. Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.

Khi bị bệnh cần tuân thủ các quy tắc sau: Nghỉ ngơi và uống đủ nước; Khi cơ thể đang thiếu sức đề kháng thì cần nghỉ ngơi, hạ sốt, uống nhiều nước oresol và nước cơm...; Chỉ uống hạ sốt paracetamol; Bệnh nhân cũng cần lưu ý tuyệt đối tránh không dùng các thuốc hạ sốt họ salicylat (aspirin), mefenemic acid (ponstan), hay các chất chống viêm không-steroid khác (NSAID); Ngoài ra, bệnh nhân có thể chườm ấm để hỗ trợ hạ sốt.

Bệnh nhân không tự ý uống kháng sinh, bởi sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Vì vậy, uống kháng sinh không mang lại tác dụng điều trị.

Thanh Hương

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/sot-xuat-huyet-vao-mua-va-cach-phong-ngua-3859.html

In bài viết