21:25 | 16/05/2019

Làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản

Sáng 16-5, dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản đã chính thức được khởi động. Dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch.

Làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản


Các kỹ sư Việt Nam và Nhật Bản cùng nhau lắp đặt hệ thống công nghệ lọc thử nghiệm tại sông Tô Lịch đoạn giao giữa đường Bưởi và Hoàng Quốc Việt - Ảnh: NGUYỄN HIỀN


Lễ khởi công chính thức được bắt đâu - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Hiện nay, sông Tô Lịch đang tồn tại 3 vấn đề chính đó là: mùi hôi thối; lớp bùn dưới đáy sông và chất lượng nước trong lòng sông. Các chuyên gia Nhật Bản khẳng định với hệ thống bio - nano được lắp đặt dưới lòng sông sẽ giải quyết triệt để được các vấn đề trên.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản có 4 ưu điểm vượt trội so với các công nghệ hiện nay ở Việt Nam.
Thứ nhất, công nghệ này tạo ra oxy từ nước, vật liệu thiên nhiên bio… giúp kích hoạt các vi sinh vật, cuối cùng là các vi sinh vật này tạo ra enzim điện ly lực phân tử nước, giải phóng oxy vô tận trong nước.
Thứ hai, công nghệ nano phun trực tiếp bọt khi nano vào trong không khí và điều này giúp nồng độ oxy hòa tan cao, cá sẽ không bị chết hàng loạt.
Thứ ba, công nghệ này không bị tái ô nhiễm bởi hai yếu tố: vật liệu thiên nhiên được làm từ đá núi lửa, không tan trong nước và tồn tại mãi ở khu vực xử lý.
Thứ tư, công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với các công nghệ xử lý nước thải khác.
Hệ thống bio - nano khi được đặt xuống lòng sông sẽ trở thành "nhà máy" xử lý nước thải đặt trong lòng sông Tô Lịch với công xuất xử lý lên tới 1.350.000m3/ ngày đêm mà không cần phải xây dựng nhà máy.
Trong khi đó, ước tính mỗi ngày sông Tô Lịch chịu 150.000 m3/ ngày đêm xả thải. Như vậy, các nhà máy xử lý đặt trong lòng sông Tô Lịch hoàn toàn có thể xử lý được lượng xả thải trong ngày và không còn ô nhiễm.


Dự án được kỳ vọng sau 3 ngày mùi hôi thối sẽ giảm đáng kể và sau khoảng thời gian 2 tháng, các chất thải và bùn dưới sông sẽ bị phân hủy - Ảnh: NGUYỄN HIỀN



Công nghệ này không bị tái ô nhiễm vì sử dụng vật liệu thiên nhiên được làm từ đá núi lửa, đá này không bị tan trong nước mà tồn tại mãi mãi - Ảnh: NGUYỄN HIỀN



Để lắp đặt các thiết bị dưới lòng sông, các kỹ sư phải chia thành hai đội: một đội trực tiếp lắp đặt và một đội chỉ đạo từ phía trên cùng sự hỗ trợ của cần cẩu - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Pv

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/lam-sach-song-to-lich-bang-cong-nghe-nhat-ban-415.html

In bài viết