10:54 | 28/11/2019

Trí thức trẻ chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II/2019 với chủ đề: "Trí thức trẻ Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước" thu hút 236 trí thức trẻ tham dự.
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030
tri thuc tre chung tay ung pho voi bien doi khi hau
Các nhà khoa học trẻ tiên phong nghiên cứu về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, thảo luận sôi nổi đưa ra các giải pháp ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Điểm mới của diễn đàn năm nay là bên cạnh các chủ đề Giáo dục - Khoa học - Công nghệ, còn xây dựng các phiên thảo luận về phát triển và công bằng xã hội hướng đến mục tiêu phát triển vền vững. Các đại biểu chia thành 4 tổ thảo luận, cùng nhau đề xuất các giải pháp xoay quanh 4 chủ đề: "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao"; "Bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu"; "Công nghệ và quản lý trong nền kinh tế số"; "Nâng cao năng suất lao động và đảm bảo công bằng xã hội".

Tại Tọa đàm: “Bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu”, các nhà khoa học trẻ tiên phong nghiên cứu về ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đã thảo luận sôi nổi về các vấn đề: thực trạng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường tại Việt Nam; các giải pháp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam; đồng thời đưa ra đề xuất, khuyến nghị để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Tiến sĩ Khưu Thùy Dương đưa ra những con số cảnh báo đáng lo ngại về biến đổi khí hậu: Trái đất đang nóng hơn bao giờ hết; phát thải khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại; hơn 1 triệu loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ không thể cứu vãn được vào năm 2030. Việt Nam hiện đang là 1 trong 10 quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu; Việt Nam nằm trong 20 quốc gia có lượng rác thải nhựa không được xử lý, có 787 đô thị với 300.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý.

Theo Tiến sĩ Dương, 97% nhà khoa học trên thế giới khẳng định, hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Từ thực tế đó, Tiến sĩ Khưu Thùy Dương kêu gọi: “Chúng ta không muốn Trái đất kết thúc bởi biến đổi khí hậu, các loài bị tuyệt chủng, xã hội bị chia cắt. Nếu chỉ tập trung phát triển kinh tế thôi chưa đủ, chúng ta cần phải có sự công bằng xã hội và môi trường trong sạch".

Bạn Nguyễn Duy Tâm, nghiên cứu sinh tại Singapore cho rằng, để bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu có hai xu hướng chính, gồm: Tiết kiệm năng lượng và tìm năng lượng mới, trong đó, có năng lượng tái tạo.

Với nhận định, năng lượng tái tạo dồi dào và theo đuổi năng lượng tái là sự cần thiết trong xu hướng hiện nay, anh Tâm đã đưa ra các giải pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả năng lượng tái tạo: Kết hợp các nguồn năng lượng với nhau; kết hợp công nghệ;... Bên cạnh đó, để tăng nguồn năng lượng tái tạo, tận dụng các pin năng lượng mặt trời nổi và thủy điện nhỏ; hạ tầng truyền tải sẵn có; kết hợp năng lượng gió với thủy điện; năng lượng tái tạo có thể chuyển thành nhiên liệu sử dụng; kết hợp công nghệ để tái tạo nguồn năng lượng…

Tại buổi thảo luận Tổ, các đại biểu trí thức trẻ cũng đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp, nghiên cứu mới nhằm bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu như: Ứng dụng chế phẩm nano trong xử lý kim loại nặng ở môi trường nước; Chiết tách collagen từ vảy cá nước ngọt bằng phương pháp hóa sinh,..

Thu Vân

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/tri-thuc-tre-chung-tay-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-4982.html

In bài viết