10:31 | 19/12/2019

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý nhân dân xây dựng Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).
Đề xuất các quy định về quản lý chất thải trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
du thao sua doi bo sung mot so dieu cua luat bao ve moi truong
Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường không khí phải có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường.

Trước thực trạng, môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp; Luật BVMT qua gần 05 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, chồng chéo với một số hệ thống pháp luật khác; một số điều, khoản của Luật thiếu tính khả thi. Cùng với đó, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tác động mọi mặt đến đời sống kinh tế - xã hội, tạo ra xu thế mới trong quản lý môi trường và phát triển bền vững, trong đó việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đang trở thành xu thế chủ đạo trên phạm vi toàn cầu. Nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về BVMT được ban hành, cần được thể chế hóa kịp thời

Do đó, cần thiết phải sửa đổi Luật BVMT nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác BVMT; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đủ cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề môi trường đặt ra của giai đoạn phát triển mới; tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế; thống nhất, đồng bộ với pháp luật liên quan, tạo hành lang pháp lý đồng bộ về BVMT, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Dự thảo Luật BVMT sửa đổi có 17 chương, 176 điều, tăng 06 điều so với Luật BVMT năm 2014, trong đó giữ nguyên 30 Điều; bãi bỏ, lồng ghép nội dung vào các điều khác 47 Điều; sửa đổi, bổ sung 78 Điều; bổ sung mới 57 Điều.

Thay thế 07 loại giấy phép, giấy xác nhận, chứng nhận, đăng ký chủ nguồn thải,... về BVMT bằng một loại giấy phép môi trường

Dự thảo Luật hợp nhất, tích hợp 07 loại giấy phép về môi trường và xả nước thải vào nguồn nước hiện có thành giấy phép môi trường, bao gồm: giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT; giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; giấy phép xử lý chất thải nguy hại; sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; giấy phép xả khí thải; xác nhận kế hoạch BVMT (chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm); tích hợp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.

Theo dự thảo, các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường không khí phải có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian dự kiến trình Quốc hội thảo luận đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật BVMT vào Kỳ họp thứ 9 và dự kiến trình Quốc hội thông qua vào Kỳ hợp thứ 10 Quốc hội khóa XIV.

Quang Minh

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/du-thao-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-bao-ve-moi-truong-5184.html

In bài viết