10:00 | 20/06/2019

Công nghệ xử lý nước thải mỏ than thân thiện môi trường

Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là mô hình thí điểm để áp dụng cho các mỏ khác có điều kiện tương tự, nhằm bảo vệ môi trường tại các vùng khai thác than Quảng Ninh.
Rà soát hạ tầng thu gom, xử lý nước thải công nghiệp
cong nghe xu ly nuoc thai mo than than thien moi truong

Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu.

Ngành công nghiệp khai thác than, nhất là khai thác lộ thiên thì bài toán về môi trường đang là vấn đề bức thiết. Để đầu tư một nhà máy xử lý nước ở các mỏ than khai thác lộ thiên cần rất nhiều kinh phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cọc Sáu là mỏ than lộ thiên lớn thuộc Tập đoàn Than Vinacomin, nằm trên địa bàn thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh, có sản lượng khai thác khoảng 3 triệu tấn/năm. Hàng năm lượng nước bơm thoát khỏi mỏ rất lớn. Theo kết quả quan trắc những năm vừa qua nước thải mỏ than Cọc Sáu nhìn chung không đạt tiêu chuẩn môi trường.

Ngay từ đầu năm 2012, Mỏ than Cọc Sáu-Vinacomin đã ứng dụng công nghệ hóa sinh, là dunfghoas học có tính chất kèm vôi xút để trung hòa axit, nâng cao độ PH, đồng thời tạo môi trường oxy hóa các kim loại nặng như Mn, Fe, TSS…

Việc xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu nhằm xử lý lượng bơm thoát từ mỏ đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, thực hiện nghiêm túc quyết định của Thủ tướng chính phủ góp phần cải thiện và phục hồi cảnh quan trong khu vực. Với diện tích trạm là 45.685m2 công suất nhà máy lên tới 2.400m3/h đạt tiêu chuẩn loại B của sử lý nước công nghiệp.

Nước thải lò từ +28 theo lượng thoát ước chảy vào bể điều lượng, tại bể điều lượng các chất thải rắn có hạt lớn lắng đọng và nạo vét thủ công chuyển đổ đi tại bãi thải mỏ. Từ bể điều lượng nước thải được bơm nâng cao lên bể trung hòa, tại đây vôi bột được đưa vào silo chứa bằng vít xoắc và hòa trộn với nước thải bằng máy khuấy để trung hòa H2SO4 có nước thải nâng độ PH đạt tiêu chuẩn.

Tiếp tục từ bể trung hòa nước thải cháy sang bể lắng sơ bộ liền kề sau đó theo đường ống tự chảy về bể keo tụ. Tại đây dung dịch keo tụ PAC, PAM được bơm vào và hòa trộn với nước thải bằng máy khuấy sau đó chảy về bể Lắng tấm nghiêng liền kề. Tiếp tục các quá trình khép kín nước được phân phối đều qua hệ thống ống lắp trên mặt bể và thấm qua lớp cát lọc phỉ oxit mangan có tác dụng kết tủa và giữ lại trong cát lọc.

Có thể nói, trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là mô hình thí điểm để áp dụng cho các mỏ khác có điều kiện tương tự, nhằm bảo vệ môi trường tại các vùng khai thác than Quảng Ninh.

Thúy Hà

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-mo-than-than-thien-moi-truong-5207.html

In bài viết