08:51 | 30/03/2020

Công trình thủy điện Nậm Cuổi:

Bài 2: Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

Dự án “Công trình thủy điện Nậm Cuổi” do Công ty cổ phần thủy điện Nậm Cuổi làm chủ đầu tư tại xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã xây dựng các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể trong từng giai đoạn xây dựng và vận hành Nhà máy.
Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường: Điều tiết các hành vi theo hướng thân thiện môi trường
bai 2 cac cong trinh va bien phap bao ve moi truong 5832
Người dân xã Nậm Pì chung tay bảo vệ môi trường.

Theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án vừa được Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệt, Chủ đầu tư Dự án đã xây dựng các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường Dự án sau:

Công trình, biện pháp thu gom và xử lý nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Giai đoạn xây dựng: lắp đặt các nhà vệ sinh di động (tại các khu vực công trình thi công, khu lán trại) đáp ứng đủ nhu cầu của công nhân xây dựng. Chủ dự án thuê đơn vị có chức năng đến hút hầm cầu và chở đến nơi xử lý theo đúng quy định. Giai đoạn vận hành: xây dựng bể tự hoại dung tích 18m3 tại khu nhà điều hành và nghỉ ca của công nhân để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của 28 công nhân.

- Nước mưa chảy tràn: Giai đoạn thi công xây dựng: xây dựng các rãnh thoát nước trên các tuyến đường thi công, đường quản lý và các khu phụ trợ, khu lán trại. Dọc theo rãnh sẽ bố trí các hố ga để lắng đọng bùn cát trước khi chảy vào môi trường tiếp nhận. Những chỗ đổi hướng dòng chảy hoặc chỗ giao nhau của các rãnh cũng sẽ bố trí các hội tụ cặn. Đáy rãnh có độ dốc dọc đáy từ 1-3%, tùy địa hình cho phép. Giai đoạn vận hành: Nước mưa mái được thu gom bằng các đường ống PVC-D110 dẫn vào rãnh thoát nước xây dựng ngoài nhà máy. Nước mưa chảy tràn: thu gom vào rãnh thoát nước để nước chảy vào hố ga lắng cặn, độ dốc đáy rãnh từ 1-3% và thải xuống suối Nậm Cuổi.

- Nước thải chứa dầu mỡ và các tạp chất trong giai đoạn thi công xây dựng (chủ yếu từ khu vực rửa xe, sửa chữa và bảo dưỡng cơ khí) được thu gom vào 02 bể lắng ngay cạnh cầu rửa xe tại khu nhà máy và cụm công trình đầu mối, dung tích mỗi bể là 3,3 m3 ; định kỳ 1 tuần/lần, sử dụng các thiết bị chuyên dụng vớt lượng dầu nổi, lượng dầu được cho vào thùng chứa dung tích 60 lít và thu gom và xử lý cùng với CTNH. Nước thải trong giai đoạn vận hành (chủ yếu là nước chảy qua các tua bin có dính dầu) được thu gom vào bể lắng tách và xử lý nước thải lẫn dầu có dung tích thiết kế là 38m3 .

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Xây dựng hệ thống thu gom thoát nước mưa, nước thải riêng biệt; xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình vận hành Dự án đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B, hệ số K = 1,2), nước thải phát sinh trong quá trình xây dựng, nước rò rỉ qua gian máy nhiễm dầu sau xử lý trong quá trình vận hành Dự án đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B, hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1,1) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận (suối Nậm Cuổi).

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:

- Bụi, khí thải được phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng: Bố trí 2 cầu rửa xe tại vị trí gần khu vực cổng ra vào công trường để vệ sinh bánh xe và gầm xe trước khi xe ra khỏi công trường. Nước rửa xe tận dụng từ nước rửa cốt liệu bê tông hoặc nước suối Nậm Cuổi. Đối với trạm trộn bê tông: Sử dụng trạm trộn bê tông có thiết kế silo lọc bụi túi dạng khô (lọc bụi khô). Đối với trạm nghiền sàng: Sử dụng hệ thống tưới nước dập bụi tại khu vực trạm nghiền công suất 2,5m3 /giờ. Hệ thống bao gồm 1 máy bơm 2,5m3 /giờ, hệ thống đường ống PVC có chiều dài khoảng 100m; các đầu phun được bố trí trước và sau các thiết bị với 10 đầu phun.

Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải sinh hoạt:

- Giai đoạn xây dựng: Chất thải rắn sinh hoạt: tại mỗi khu vực lán trại (phục vụ thi công công trình đầu mối và nhà máy thủy điện) bố trí 4 thùng rác có nắp dung tích 200 lít. Chủ dự án thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định. Chất thải rắn xây dựng: đổ thải tại 2 bãi thải được bố trí ở hạ lưu đập: Bãi thải số 1 bố trí ngay cạnh tuyến đường vận chuyển chính của dự án, cách đập khoảng 1km về phía hạ lưu; có diện tích 0,85 ha, cao 7,5 m; bãi thải số 2 bố trí bên bờ trái suối Nậm Cuổi cách đập khoảng 400m có diện tích 0,15 ha, cao 5m.

- Giai đoạn vận hành: Chất thải rắn sinh hoạt: tận dụng các thùng rác trong giai đoạn xây dựng để chứa rác và thuê đơn vị có chức năng trong khu vực thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải sinh hoạt trong quá trình thi công xây dựng và vận hành Dự án bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của 7 Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Phối hợp với chính quyền địa phương xác định vị trí đổ thải đất, đá thải, phế thải xây dựng, thực bì phát sinh trong quá trình thi công; xây dựng kè chắn hoặc rọ đá chắn chân bãi thải để phòng chống đất, đá cuốn trôi xuống suối Nậm Cuổi; đảm bảo việc đổ thải đất, đá, phế thải xây dựng đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý bãi thải nhằm phòng chống đất, đá cuốn trôi xuống sông khi gặp mưa lớn và lũ quét; đảm bảo việc đổ thải đất, đá thải đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường; tuân thủ việc đổ thải đất đá tại bãi thải theo đúng thiết kế và quy định pháp luật hiện hành.

Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý và xử lý chất thải nguy hại:

- Giai đoạn xây dựng: Xây dựng kho chứa chất thải nguy hại với diện tích 10m2 , bố trí tại khu vực nhà máy để lưu chứa chất thải nguy hại phát sinh của dự án. Kho được xây dựng kiên cố, nền kho được láng xi măng, trên nền xây các bệ đỡ chắc chắn, để lưu giữ các thùng phi chứa chất thải nguy hại dạng lỏng và dạng rắn dung tích khoảng 120 lít. Phía bên ngoài kho có biển cảnh báo nguy hiểm. Bố trí 5 thùng chứa chất thải nguy hại dung tích 120 lít, 150 lít đựng giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải,...

- Giai đoạn vận hành: Tận dụng các thùng chứa từ giai đoạn xây dựng để lưu chứa chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành và được thu gom, phân loại và lưu giữ tại kho chứa chất thải nguy hại rộng 10m2 (được xây dựng trong giai đoạn xây dựng).

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải nguy hại trong quá trình thi công xây dựng và vận hành Dự án bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại và QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác:

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy 8 chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành có liên quan và các yêu cầu về an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện dự án; có giải pháp kỹ thuật nổ mìn phù hợp để giảm thiểu tối đa sóng chấn động, sóng va đập không khí, bụi, đá văng trong quá trình thi công Dự án.

Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động: tuân thủ theo quy định về sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, bảo quản các thiết bị điện; tuyên truyền các thông tin về vệ sinh, an toàn lao động; khám bệnh định kỳ cho cán bộ, bố trí biển cảnh báo.

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy rừng: thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tập huấn phòng cháy chữa cháy rừng.

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố, rủi ro vỡ đập: Áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đập 14TCN 56-88 về độ bền và ổn định đập, đảm bảo an toàn đập theo quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ Công Thương; + Thực hiện Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; Thực hiện vận hành hồ chứa và liên hồ chứa theo đúng quy trình vận hành được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu phê duyệt.

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố vỡ hồ, đập: giám sát, hướng dẫn và chủ động việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, đảm bảo thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng chống sự cố.

- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ: lắp đặt hệ thống báo cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, bố trí họng nước cứu hỏa và thiết bị chữa cháy đảm bảo chất lượng và hoạt động theo phương án phòng cháy, chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Yêu cầu về bảo vệ môi trường:Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết và thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý và kỹ thuật để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, sự cố cháy, nổ và các rủi ro và sự cố môi trường khác trong toàn bộ các hoạt động của Dự án. Thực hiện giải pháp phòng ngừa và tổ chức theo dõi, giám sát các hiện tượng biến dạng bề mặt, dịch chuyển, sạt lở đất đá, mất ổn định bãi thải trong quá trình thi công xây dựng Dự án. Khi phát hiện có dấu hiệu xảy ra các hiện 9 tượng mất an toàn, phải dừng ngay các hoạt động sản xuất, khẩn trương đưa người và thiết bị ra khỏi khu vực nguy hiểm, tiến hành các hoạt động ứng phó, báo cáo cơ quan chức năng việc thực hiện ứng phó sự cố.

Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

- Duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 64/2017/TTBTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa đập dâng; đảm bảo các nhu cầu sử dụng nước tưới tiêu và bảo vệ môi trường sinh thái phía hạ lưu đập.

- Xây dựng quy trình vận hành hồ chứa và duy trì dòng chảy tối thiểu đáp ứng các nhu cầu nước cho các đối tượng sử dụng nước hạ du; thực hiện các giải pháp quản lý, kỹ thuật khác trong quá trình thi công và vận hành đảm bảo các yêu cầu của quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.

- Thực hiện giám sát hoạt động khai thác, sử dụng đối với hồ chứa theo quy định tại Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Thực hiện việc giám sát quá trình xói lở dọc hai bờ suối Nậm Cuổi, phía hạ lưu đập trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy và có các giải pháp phù hợp, kịp thời để khắc phục các tác động tiêu cực do sạt lở đất đá hai bên bờ suối.

- Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; lưu giữ số liệu để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra khi cần thiết.

Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của Dự án:

- Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa.

- Bể tự hoại dung tích 18m3 .

- Hệ thống nhà vệ sinh di động (3 nhà vệ sinh 3 buồng).

- 2 bể lắng thu gom nước thải lẫn dầu có thiết bị chuyên dụng vớt lượng dầu nổi, dung tích mỗi bể 3,3 m3 .

- Kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 10m2 .

Quang Minh

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/bai-2-cac-cong-trinh-va-bien-phap-bao-ve-moi-truong-5832-5832.html

In bài viết