08:10 | 24/04/2020

Vì sao Hàn Quốc dẫn đầu về tái chế rác thải thực phẩm?

Hằng năm, mỗi người dân Hàn Quốc bỏ thừa hơn 130 kg thực phẩm. Nhưng nhờ có những hành động triệt để, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa lượng thực phẩm bỏ thừa được tái chế từ 2% vào năm 1995 lên 95%.
Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh phát hiện nguồn gốc của bụi mịn
vi sao han quoc dan dau ve tai che rac thai thuc pham
Thùng rác công nghệ cao có khả năng cân rác và tính tiền người đổ rác ở Hàn Quốc (Ảnh: Wikimedia)

Có thể nói, Hàn Quốc một trong những nước có tỷ lệ lãng phí thực phẩm cao nhất thế giới, bởi một loạt món ăn kèm hấp dẫn trong một bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc (được gọi là banchan) thường bị bỏ phí sau bữa ăn.

Để trở thành quốc gia dẫn đầu về tái chế rác thải thực phẩm, ngay từ những năm 1980, Hàn Quốc đã thực hiện các nỗ lực lập pháp để cắt giảm lượng rác thải thực phẩm. Năm 2005, Hàn Quốc đã cấm việc đổ thực phẩm thừa ra bãi rác và từ năm 2013 thì cấm đổ nước thải ép từ thực phẩm thừa xuống đại dương. Cũng trong năm 2013, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra quy định bắt buộc, yêu cầu người dân phải bỏ rác thải thực phẩm trong các túi phân huỷ sinh học. Theo đó, trung bình một gia đình 4 người phải trả 6 USD/ tháng để mua túi phân hủy sinh học đựng thực phẩm bỏ thừa; đồng thời cho phép sử dụng thực phẩm thừa đã qua tái chế làm phân bón hoặc dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Một yếu nữa tăng hiệu quả quản lý rác thải là thực phẩm thừa ở Hàn Quốc đó là áp dụng công nghệ qua những thùng đựng rác tự động, có thể cân lượng thực phẩm thải bỏ (đựng trong túi phân hủy sinh học) và tính phí cho người dân đổ rác thông qua một thẻ nhận dạng.

Nhà chức trách quận Songpa (một trong những quận lớn nhất của Seoul) cho biết, trong vòng 6 năm, những chiếc máy trả-tiền-để-tái-chế này đã góp phần giảm 47.000 tấn thực phẩm thải ở đây.

Vì người dân phải trả tiền mới được đổ rác, chính quyền đã khuyến khích họ loại bớt nước để giảm trọng lượng thực phẩm thừa trước khi bỏ vào thùng rác thông minh (khoảng 80% khối lượng của thực phẩm thải bỏ là nước). Điều này không chỉ giúp giảm chi phí của người dân mà còn giúp thành phố tiết kiệm ngân sách.

Chất thải được thu gom bằng chương trình túi phân hủy sinh học được ép tại nhà máy xử lý để loại bỏ thêm nước. Phần nước rác được sử dụng để tạo ra khí sinh học và dầu sinh học. Phần chất thải khô được chế biến thành phân bón, giúp thúc đẩy phong trào trang trại đô thị ngày càng phát triển hơn.

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/vi-sao-han-quoc-dan-dau-ve-tai-che-rac-thai-thuc-pham-6020.html

In bài viết