15:32 | 17/05/2020

Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất bia Hà Nội Hưng Yên

Bài 2: Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất bia Hà Nội Hưng Yên dự kiến sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động, sẽ nâng công suất sản xuất bia hơi, bia tươi của Nhà máy từ 10 triệu lít/năm lên 35 triệu lít/năm; đồng thời có những tác động tới môi trường. Vì vậy, chủ đầu tư Dự án đã xây dựng và hoàn thành các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định.
Bài 1: Các tác động môi trường chính
bai 2 cac cong trinh va bien phap bao ve moi truong 6132
Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất bia Hà Nội Hưng Yên khi đưa vào hoạt động, sẽ nâng công suất sản xuất bia hơi, bia tươi của Nhà máy từ 10 triệu lít/năm lên 35 triệu lít/năm.

Công trình thu gom và xử lý nước thải

Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải từ khu vực sinh hoạt (bao gồm nhà ăn, nhà tắm, vệ sinh, khu vực rửa tay) sẽ được thu gom về bể tự hoại 3 ngăn của Nhà máy. Riêng nhà ăn sẽ được nối thêm với bể tách mỡ trước khi vào bể tự hoại. Nước thải sau bể tự hoại sẽ được hệ thống bơm về Trạm XLNT của Nhà máy.

Tuyến ống thu gom nước thải sinh hoạt có kích thước DN50 và DN200. Vật liệu ống bằng PVC với tổng chiều dài 200m. Toàn bộ hệ thống ống dẫn được đặt chìm dưới đất đưa nước thải về Trạm XLNT để xử lý.

Các thông số của bể tự hoại: Bể tự hoại 1: thể tích bể 32 m3 , bể đặt chìm với diện tích xây dựng là 16m2 . Bể tự hoại 2: thể tích bể 8,4 m3 , bể đặt chìm với diện tích xây dựng là 4,2m2 . Bể chống tràn dầu mỡ: thể tích bể 1,2 m3 , bể đặt chìm với diện tích xây dựng là 1,5 m2.

Thu gom, xử lý nước thải sản xuất

Toàn bộ lượng nước thải trong quá trình hoạt động sản xuất phát sinh tại Nhà máy được thu gom từ các tuyến ống nhánh và chảy vào hệ thống ống cống chính. Đường kính ống từ DN100, 200, 300, 400 bằng vật liệu ống HDPE. Với độ dốc 0,35 - 0,5%, sau đó đổ vào bể điều hòa nước thải và được bơm về hệ thống xử lý nước thải bằng đường ống PVC, đường kính ống DN90, tổng chiều dài đường ống dẫn 350m. Toàn bộ đường ống dẫn được đặt chìm dưới đất. Riêng đường ống bơm từ bể điều hòa về hệ thống xử lý nước thải đặt nổi trên thanh máng giá sắt mạ kẽm. Nước thải được đưa về Trạm XLNT của Nhà máy có công suất thiết kế là 450 m3 /ngày.đêm. Vị trí đấu nối thoát nước thải: toàn bộ lượng nước thải của Nhà máy sau khi xử lý sẽ được xả vào điểm đấu nối (NT1) với hệ thống mương thoát nước chung của khu vực. Điểm NT1 có tọa độ: X: 2316748; Y: 554003: Hệ thống dẫn xả nước thải của Nhà máy có đường kính D110. Vị trí kết nối: nằm ở phía Tây của Nhà máy.

Quy trình xử lý của Trạm XLNT: Nước thải sản xuất → bể điều hòa → bể trung hòa → bể kị khí → bể anoxic → bể hiếu khí → bể MBR → Mương thoát nước chung của khu vực.

Các thông số của hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy: Bể điều hòa: 02 bể với thể tích sử dụng 230 m3 và 66,53 m3 . Bể điều hòa 1 đặt chìm cao 3 m, chiều cao mực nước tối đa 2,65 m với diện tích 87 m2. Bể điều hòa 2 với thể tích 59,85 m3 với diện tích 15,12 m2 bể đặt nửa chìm nửa nổi, phần chìm cao 2,1m và phần nổi cao 2,3m. Bể trung hòa: 01 bể với thể tích sử dụng 18,04 m3 , bể đặt nửa chìm nửa nổi, phần chìm cao 2m và phần nổi cao 0,5m với diện tích xây dựng 19,32 m2. Bể kị khí: 02 bể với thể tích 189 m3 và 280 m3. Bể kỵ khí đặt nửa chìm nửa nổi, phần chìm cao 3m và phần nổi cao 4 m với tổng diện tích xây dựng 19,32 m2 và 42m2 . Bể anoxic: 01 bể với thể tích 196 m3, bể đặt nửa chìm nửa nổi, phần chìm cao 3m và phần nổi cao 4 m với diện tích xây dựng 42 m2. Bể sinh học 1: 01 bể với thể tích 158 m3, bể đặt nửa chìm nửa nổi, phần chìm cao 3 m và phần nổi cao 4 m với diện tích xây dựng 26 m2. Bể sinh học 2 + MBR: 01 bể với thể tích 190,4 m3, bể đặt nửa chìm nửa nổi, phần chìm cao 2 m và phần nổi cao 2,3m với diện tích xây dựng 56,7 m2.

Tiêu chuẩn nước thải: Nước thải sau quá trình xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với hệ số kq=1, kf=1 sẽ được xả thải ra nguồn tiếp nhận.

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy là hệ thống cống ngầm và hố ga được bố trí xung quanh các khu vực văn phòng làm việc, nhà xưởng sản xuất dọc theo các tuyến đường giao thông nội bộ trong Nhà máy gồm 2 tuyến cống chính: Tuyến cống số 1: được làm bằng bê tông cốt thép với đường kính từ 100 – 400mm, tổng chiều dài 600m, có 30 hố ga. Tuyến cống này được đấu nối thoát nước mưa tại điểm xả số 1. Tuyến cống số 2: được làm bằng bê tông cốt thép với đường kính từ 100 – 400mm, tổng chiều dài 550m có 31 hố ga. Tuyến cống này được đấu nối thoát nước mưa tại điểm xả số 2. Cả hai tuyến cống này được đấu nối với với hệ thống thoát nước mưa chung của khu vực: Điểm đấu nối số 1: cống kết nối của Nhà máy có đường kính 500mm. Vị trí kết nối nằm ở phía Tây của Nhà máy (phía đường 206). Điểm đấu nối số 2: cống kết nối của Nhà máy có đường kính 500mm. Vị trí kết nối nằm ở phía Tây của Nhà máy (phía đường 206 giáp cổng Nhà máy).

Công trình xử lý bụi, khí thải

Giảm thiểu bụi khí thải từ hoạt động giao thông trong Nhà máy: Diện tích đất trồng cây xanh khoảng 3.000m2 với chức năng làm sạch môi trường, lọc không khí, giữ bụi. Kiểm soát, xử lý bụi từ quá trình xử lý nguyên liệu malt và gạo: Bụi phát sinh từ khu nhập nguyên liệu sẽ được quạt hút vào máy lọc túi vải để thu hồi triệt để. Bụi được quạt hút về thiết bị qua các ống hút, trong thiết bị phần bụi được giữ lại trên bề mặt ngoài của túi lọc, sau mỗi khoảng thời gian túi lọc được rũ bụi bằng xung khí nén để hoàn nguyên vải lọc. Khí nén dùng để rũ bụi được phân phối bởi ống gom khí nén và được thổi vào trong từng túi, khí nén làm căng túi vải làm cho bụi bật khỏi túi vải rơi xuống phễu gom bụi.

Kiểm soát, xử lý bụi, khí thải lò hơi sử dụng nguyên liệu Biomass:

Quy trình xử lý bụi và khí thải lò hơi: Bụi và khí thải → ống hút thu gom → hệ thống Cyclon chùm → hệ thống khử bụi ướt → ống khói → khí sạch thoát ra ngoài môi trường.

Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi sử dụng nguyên liệu Biomass: Cyclon khử bụi khô: chiều dài (L) 1.640mm; chiều cao (H) 2.460mm; chiều rộng (W) 1.250mm. Đường ống dẫn khí 1: 01 cái (đường kính Ø 400mm, chiều dài 12m). Đường ống dẫn khí 2: 01 cái (đường kính Ø 650mm, chiều dài 6m). Quạt hút: 01 cái quạt hút li tâm, động cơ 3 pha, công suất 10.000 m3 /h, tốc độ quay 1.450 vòng/phút. Ống lọc bụi Ventury: Đường kính 2 đầu ống: 650mm; Đường kính vị trí phun nước: 480mm; Đường kính phần eo thắt: 320mm; Tổng chiều cao: 2,25m; Chiều cao phần miệng ống (đầu khí vào) đến vị trí phun nước: 0,35m; Chiều cao phần phun nước đến mép vị trí eo thắt: 0,35m; Chiều cao phần éo thắt: 0,15m; Chiều cao phần còn lại của ống lọc bụi Ventury 1,4m. Bể sục khí: Tổng chiều cao 3,1m x chiều rộng 1,6m x chiều dài 4m; Chiều cao phần nắp bể 0,8m; Chiều cao phần thân bể 1,5m; Chiều cao phần đáy bể (phần hộp thu cặn) 0,8m; Phần hộp thu cặn nằm trong bể có chiều rộng 0,3m x chiều dài 4m x chiều cao 0,8m; Ống xả nước định kỳ: Vật liệu uPVC, D200; Ống thoát khí: 01 cái, kích thước Ø 632mm, chiều cao 18m. + Ống thoát khí: Đường kính: 600mm; Chiều cao: 6m. + Bình lọc cơ khí: Đường kính: 950mm; Chiều cao: 1,9m.

Tiêu chuẩn áp dụng: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B.

Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Thực hiện đầy đủ việc quản lý chất thải rắn phát sinh theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Chất thải sinh hoạt: Bố trí các thùng rác tại các vị trí phát sinh chất thải. Theo quy định phân loại rác tại nguồn của Nhà máy, chất thải sinh hoạt sẽ được đựng vào các túi nilon có màu đen. Toàn bộ lượng chất thải phát sinh được tập kết về khu lưu giữ chất thải rắn thông thường, diện tích khu lưu giữ chất thải 35m2 . Khu vực lưu giữ rác thải sinh hoạt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như: có mái che kín, tường bao xung quanh, nền láng xi măng, có biển báo đầy đủ. Có rãnh thu nước kích thước 225x200x100mm (WxLxH), có tấm đan bên trên thu gom nước rỉ rác đưa ra hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy. Tần suất thu gom để vào khu vực lưu chứa tạm tời trong Nhà máy: 01 lần/ ngày. Tần suất vận chuyển đem đi xử lý: 1 lần/ tuần. Đơn vị thu gom vận chuyển, xử lý: Nhà máy ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý để xử lý chất thải theo đúng quy định.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường, phế liệu: Toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường và phế liệu của Nhà máy được thu gom và tập kết về khu lưu giữ chất thải tạm thời của Nhà máy với diện tích khu lưu giữ chất thải thông thường (sinh hoạt và công nghiệp) 35m2. Chất thải công nghiệp và phế liệu sẽ được thu gom vào túi nilon màu xanh. Quy cách kho lưu giữ chất thải: kho lưu giữ chất thải thông thường được đổ nền bê tông, xây tường bao quanh, có mái che, có biển báo rõ ràng, có rãnh kích thước 225x200x100mm (WxLxH), có tấm đan bên trên thu gom nước rỉ rác đưa ra hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy. Thiết bị lưu chứa: Nhà máy đã bố trí 41 thùng rác để lưu trữ chất thải, trong đó có 6 thùng rác nhỏ 30 lít, 14 thùng rác 60 lít và 15 sọt rác lưới tại khu vực văn phòng, nhà xưởng sản xuất và thu gom định kỳ 01 lần/ngày sau đó tích trữ tạm thời vào 1 thùng chứa với dung tích 7m3 để hàng tuần ôtô chuyên dụng vào vận chuyển. Tần suất thu gom: 01 lần/ngày. Tần suất vận chuyển xử lý: khoảng 1 lần/tuần. Đơn vị vận chuyển xử lý: Nhà máy ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để lý chất thải theo đúng quy định.

Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Thực hiện việc quản lý chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh theo quy định tại Thông tư số 36/2015/BTNMT, cụ thể: Các loại chất thải phát sinh được thu gom và phân loại tại nguồn. CTNH được thu gom vào thùng chứa có nắp màu vàng. Toàn bộ chất thải được tập kết về khu lưu giữ tạm thời theo quy định. Quy cách khu lưu giữ CTNH của Nhà máy: diện tích 35m2 , được đổ nền bê tông đảm bảo kín khít, không bị thấm và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, xây tường bao quanh, có mái che, có biển báo rõ ràng, các mã CTNH được để riêng và có biển báo từng loại. Đối với những CTNH dạng lỏng, Nhà máy có làm gờ và rãnh, hố thu gom trong trường hợp tràn rò rỉ; lượng rò rỉ này sẽ được hấp thụ bởi vật liệu hấp thụ và thải bỏ như CTNH. Gờ và bờ bao có kích thước 200x200x100mm (WxLxH), hố thu có kích thước 1200x1000x500mm (WxLxH), rãnh thu kích thước 50x100x100mm (WxLxH). Ngoài ra kho lưu giữ CTNH của Nhà máy còn được trang bị các thiết bị PCCC (1 thùng cát, 24 bình chữa cháy dạng bột MFZL4 và 8 bình chữa cháy dạng khí MT5); vật liệu hấp thụ (cát, cuộn thấm hút/ tấm thấm hút/ gối thấm hút/ PPE), xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, tràn đổ CTNH ở thể lỏng. Thiết bị lưu chứa CTNH: Các bao bì chứa CTNH đều đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, kỹ thuật của vật liệu chứa như: Đảm bảo không rò rỉ, không thủng, nứt, không bị ăn mòn và có dán tên, mã CTNH trên bao bì/thùng chứa theo đúng quy định. Hiện tại, Nhà máy có khoảng 35 thùng rác có biển hiệu gắn mác chứa chất thải nguy hại, có nắp để thu gom CTNH, trong đó có 14 thùng 30 lít, 6 thùng 60 lít và 5 thùng rác 240 lít có nắp đậy được bố trí quanh khu vực văn phòng, khu vực sản xuất, khu vực thu gom chất thải nguy hại tạm thời. CTNH được thu gom định kỳ trong Nhà máy 02 lần/tuần sau đó tích trữ riêng từng mã CTNH tạm thời vào thùng chứa có nắp đậy với dung tích 240 lít có nắp, có biển báo của từng loại CTNH. Tần suất thu gom: 02 lần/tuần. Tần suất vận chuyển xử lý: Trung bình là 01 lần/3 tháng; Đơn vị vận chuyển xử lý: Nhà máy ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý để xử lý chất thải theo đúng quy định. Nhà máy đã đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được cấp mã QLCTNH số: 33.000301.T do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp ngày 10/12/2013.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: Xây dựng nền móng đặt máy bằng bê tông chất lượng cao; máy móc được nhập về hoàn toàn mới, hiện đại; đặt các đệm chống rung bằng cao su cho máy móc; định kỳ kiểm tra độ cân bằng của các trang thiết bị, máy móc và hiệu chỉnh khi cần thiết; bố trí thời gian xuất nhập nguyên liệu, hàng hóa hợp lý, tránh thời gian cao điểm; khu vực xung quanh nhà máy được trồng cây xanh và thảm cỏ.

Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan, đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động của Nhà máy.

Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, hỏa hoạn

Thiết bị báo cháy bao gồm: Tủ điều khiển báo cháy trung tâm, màn hình camera tổng đặt tại phòng bảo vệ có nhân viên trực thường xuyên, lắp đặt các đầu báo khói phía dưới trần của các khu vực trong Nhà máy; các thiết bị chuông, còi, đèn báo cháy được bố trí ở những nơi có người trực thường xuyên và nhiều người qua lại để thông báo cho mọi người biết khi xảy ra sự cố cháy nổ.

Hệ thống cấp nước chữa cháy gồm: 02 máy bơm chữa cháy có thông số: Q1 = 250 L/phút, H = 12 bar, Q2 = 400 L/phút, H = 4 bar; 12 họng nước vách tường hoặc các khu sản xuất; 2 trụ chữa cháy ngoài nhà; 01 trụ tiếp nước cho xe chữa cháy; tình trạng hoạt động tốt.

Bể nước chữa cháy có thể tích 60 m3 ; đường giao thông nội bộ trong Nhà máy đảm bảo để xe chữa cháy tiếp cận bể nước chữa cháy theo quy định. - Bình chữa cháy gồm: 24 bình chữa cháy dạng bột MFZL4 và 8 bình chữa cháy dạng khí CO2 FEX183; 10 bộ nội quy, tiêu lệnh biển báo PCCC.

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ hóa chất của Nhà máy

Biện pháp phòng ngừa: Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại hoặc thay thế hóa chất ít độc hại trong hoạt động phân tích; bao quây hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm; đảm bảo thông gió; Nắm rõ các mối nguy, trang bị đầy đủ phương tiện cá nhân khi tiếp xúc; Bố trí đầy đủ thiết bị ứng phó sự cố hóa chất trong Nhà máy (vòi rửa hóa chất, túi sơ cấp cứu, thuốc men, thiết bị ứng cứu).

Biện pháp ứng phó: Hóa chất chảy tràn với lượng nhỏ: sẽ được thu gom bởi cán bộ của Nhà máy đã được huấn luyện và sử dụng các trang thiết bị phù hợp trong quá trình xử lý sự cố theo hướng dẫn trong tài liệu an toàn nguyên liệu hóa chất. Hóa chất chảy tràn ở diện rộng nguy hiểm: Báo động, thông báo ngay cho người ở các khu vực chịu ảnh hưởng và gần kề được biết bằng cách sử dụng biển báo và thiết lập hàng rào để cách ly khu vực đó. Ngăn ngừa sự chảy tràn hóa chất đi vào hệ thống cống thoát nước chính bằng cách khóa các van hoặc đặt các bao cát, bột khô chuyên dụng thành các bờ ngăn. Sơ tán khỏi khu vực đó và đóng cửa lại. Nếu việc chảy tràn không thể ngăn chặn tại khu vực đó thì sẽ phải kích hoạt chuông báo cháy gần nhất và gọi bộ đàm kênh 1, báo vị trí khu vực chảy tràn và khoanh vùng chảy tràn và chỉ được đứng theo đầu hướng gió với nơi xảy ra sự cố. Lưu ý chỉ chạy đến điểm tập kết quy định nếu nơi đó ở đầu hướng gió. Cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết của sự cố chảy tràn hoặc rò rỉ cho lực lượng ứng cứu của cơ quan chuyen môn. Không vào lại nơi xảy ra sự cố cho đến khi có sự đồng ý của người có thẩm quyền phụ trách điều phối chung.

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu

Biện pháp phòng ngừa: Lưu trữ trong các thiết bị, bồn chứa an toàn. Trang bị khay hứng dầu và các thiết bị thấm hút để sử dụng trong quá trình nhận dầu từ xe bồn. Bố trí đầy đủ nhãn mác và biển báo an toàn cho dầu.

Biện pháp ứng phó: Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ: Đối với lượng dầu bị đổ ít (≤ 1 thùng), vận chuyển bởi các phương tiện cơ học tới thùng chứa có dán nhãn, niêm phong để thu hồi sản phẩm hoặc thu gom vào khu vực lưu giữ CTNH. Cho các chất cặn bay hơi hoặc ngâm với chất hấp thụ thích hợp và thu gom vào khu vực lưu giữ CTNH. Lấy đất bị ô nhiễm và thu gom vào khu vực lưu giữ CTNH. Khi tràn đổ, rò rỉ lớn ở diện rộng: đối với lượng dầu bị đổ lớn (>1 thùng), vận chuyển bởi các phương tiện cơ học như xe bồn tới bồn chứa để thu hồi hoặc loại bỏ an toàn. Không rửa chất cặn với nước. Giữ lại những chất thải ô nhiễm. Cho các chất cặn bay hơi hoặc ngâm với chất hấp thụ thích hợp và thu gom vào khu vực lưu giữ chất thải nguy hại. Lấy đất đã bị ô nhiễm và thu gom vào khu vực lưu giữ chất thải nguy hại.

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố lò hơi

Biện pháp phòng ngừa: Xây dựng và tập huấn quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và người vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được đào tạo chứng chỉ chuyên môn. Thiết bị phải được chế tạo và lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định, đăng ký sử dụng theo quy định. Việc vận hành thiết bị chỉ được giao cho người có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn, quy trình kỹ thuật an toàn vận hành thiết bị. Việc quản lý nồi hơi và các thiết bị phụ phải phù hợp với những yêu cầu đã quy định trong quy phạm Nhà nước “QPVN 23-81”.

Biện pháp ứng phó: Khi sự cố xảy ra, mọi hành động ứng cứu được thực hiện dựa trên nguyên tắc hàng đầu là bảo vệ tính mạng con người và công nhân lao động trong khu vực xung quanh, tiếp theo là bảo vệ môi trường, cuối cùng mới là bảo vệ thiệt hại về tài sản. Ngăn chặn sự lan truyền hậu quả và thiệt hại của sự cố, đưa các nạn nhân ra khỏi vùng sự cố, chẩn đoán sơ bộ, cấp cứu, loại bỏ sự tiếp xúc với chất nguy hại và đưa nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất. Hạn chế những thiệt hại do sự cố gây ra, tìm hiểu sơ bộ nguyên nhân xảy ra sự cố để khắc phục tại chỗ và có hướng giải quyết để khoanh vùng ảnh hưởng của sự cố. Khi xảy ra sự cố hoặc khí thải lò hơi không đạt QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2019/BTNMT, Nhà máy sẽ tiến hành khắc phục tạm dừng để khắc phục sửa chữa. Nếu ảnh hưởng do sự cố không thể khắc phục được thì Nhà máy sẽ ngưng sản xuất cho đến khi sửa chữa xong và vận hành được hệ thống lò hơi.

Biện pháp phòng ngừa sự cố hệ thống xử lý nước thải

Lấy mẫu kiểm tra định kỳ 3 lần/tháng. Máy móc thiết bị: được kiểm tra định kỳ để có thể hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Có những bộ phận, thiết bị dự trù trong kho để thay thế khi cần thiết. Nếu ảnh hưởng do sự cố không thể khắc phục được thì Nhà máy sẽ ngưng hoạt động sản xuất cho đến khi sửa chữa xong và vận hành được hệ thống XLNT. Kiểm tra thường xuyên việc vận hành hệ thống XLNT để tránh tình trạng vi phạm quy tắc quản lý.

Biện pháp ứng phó sự cố rò rỉ khí NH3 tại hệ thống làm lạnh

Biện pháp phòng ngừa: Các máy làm lạnh nước được lắp đặt trong phòng riêng biệt, cách ly. Nhà máy có trang bị các thiết bị đo liên tục nồng độ khí NH3 và trang bị hệ thống quạt hút, thiết bị hấp thụ khí NH3 khi bị rò rỉ.

Biện pháp ứng phó: sẽ dừng máy làm lạnh và một quạt hút sẽ hút các khí NH3 rò rỉ, đưa về một tháp rửa nước và NH3 rò rỉ sẽ được trung hòa với nước và giữ lại ở đây. Khi sự cố xảy ra, người phát hiện phải báo cáo ngay lập tức với giám sát trực tiếp hoặc phụ trách khu vực, thông tin rò rỉ khí NH3 báo ngay cho Lãnh đạo Nhà máy để sơ tán đến nơi tập kết an toàn nếu cần thiết.

Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của Nhà máy:

- Hệ thống XLNT công suất thiết kế 450 m3 /ngày.đêm.

- Bể tự hoại: 02 bể, tổng thể tích 40,4 m3 .

- Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi sử dụng nguyên liệu Biomass.

- Khu lưu giữ chất thải thông thường có diện tích 35 m2 .

- Khu lưu giữ CTNH có diện tích 35 m2.

- Hệ thống thoát nước mưa.

Thu Vân

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/bai-2-cac-cong-trinh-va-bien-phap-bao-ve-moi-truong-6132-6132.html

In bài viết