12:57 | 17/07/2020

Dự án “Nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải y tế

Hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường

Mới đây, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH) cho Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại Dịch vụ Môi trường Tiến Phát.
Các công trình bảo vệ môi trường Khu liên hợp xử lý chất thải – sản xuất phân hữu cơ – Chi nhánh Công ty Đa Lộc
hoan thanh cac cong trinh bao ve moi truong

Theo đó, Công ty được phép thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH cho các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động theo Mục 1 của Phụ lục I kèm theo; được phép sử dụng, vận hành các phương tiện, thiết bị chuyên dụng theo Mục 2 của Phụ lục I kèm theo và được phép vận chuyển và xử lý các loại CTNH theo Mục 3 của Phụ lục I kèm theo.

Cơ sở xử lý duy nhất là Nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải y tế có địa chỉ tại Khu xử lý chất thải rắn Đập Đá, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Bộ Tài nguyên & Môi trường yêu cầu chủ xử lý CTNH phải tuân thủ các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐCP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường khác có liên quan. Không được phép đốt các CTNH có chứa hợp chất halogen hữu cơ (đặc biệt là PCB), Hg, Pb, Cd vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng CTNH. Công suất nạp chất thải thuộc nhóm bùn thải và hắc ín thải vào lò đốt không quá 50% công suất được cấp phép của lò đốt (không kể các chất phối trộn). Yêu cầu Công ty lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục đối với lò đốt CTNH công suất 1.000 kg/giờ tại Nhà máy, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 theo các quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp tiếp nhận thêm CTNH từ các chủ xử lý CTNH khác theo hợp đồng được cơ quan cấp phép chấp thuận thì phải cân đối để đảm bảo tổng công suất xử lý không vượt quá số lượng CTNH được cấp theo Giấy phép này. Khi có nhu cầu thay đổi phương án xử lý trên cơ sở các hệ thống, thiết bị chuyên dụng tái chế, xử lý đã được cấp phép thì phải có văn bản giải trình gửi cơ quan cấp phép để xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện. Lập nhật ký vận hành các hệ thống xử lý và sổ theo dõi số lượng, chất lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ CTNH, lưu trữ với thời hạn ít nhất 05 năm để cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát.

Đối với chất thải y tế: Công ty chỉ được phép thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tính toán cho địa bàn xa nhất được cấp phép (thành phố Đà Nẵng), năng lực tự vận chuyển CTNH về Nhà máy để xử lý của Công ty đối với toàn bộ các phương tiện vận chuyển không vượt quá 16.321.000 kg/năm. Trường hợp Công ty có nhu cầu tăng năng lực tự vận chuyển CTNH về Nhà máy để xử lý thì phải có phương án bổ sung phương tiện vận chuyển CTNH hoặc tăng cường đội ngũ lái xe để tăng ca, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, chấp thuận.

Đảm bảo lượng chất thải tiếp nhận tại một thời điểm nhất định không vượt quá công suất của khu tập kết, phân loại và kho lưu giữ CTNH hoặc thiết bị lưu chứa chất thải lỏng được ghi trong Giấy phép. Được phép sử dụng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý CTNH được cấp phép để thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường có tính chất tương tự với các nhóm CTNH được cấp phép.

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, các công trình bảo vệ môi trường sau đây đã được kiểm tra, xác nhận hoàn thành phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án “Nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải y tế” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 2181/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2017 gồm: Hệ thống xử lý khí thải lò đốt CTNH công suất 1.000 kg/giờ gồm: bộ giải nhiệt bằng không khí, cyclon khô, tháp hấp thụ 1, tháp hấp thụ 2, tháp tách ẩm, tháp hấp phụ than hoạt tính, quạt hút, ống khói. Hệ thống xử lý khí thải của hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang gồm: thiết bị lọc bụi túi vải, thiết bị hấp phụ than hoạt tính, ống thải. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, công suất 100 m3 /ngày đêm, gồm: Bể gom 1, bể gom 2, bể phản ứng RT1/2, bể điều hòa, bể sinh học SBR, bể trung gian, lọc cát áp lực, hồ hoàn thiện. Nước thải được tái sử dụng hoặc thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt gồm: hệ bể tự hoại 3 ngăn: ngăn tự hoại, ngăn lắng, ngăn lọc. Sau đó, nước thải được dẫn về hệ thống thu gom nước thải để đưa vào hệ thống xử lý nước thải công suất 100 m3 /ngày đêm. Hồ sự cố: Dung tích lưu chứa khoảng 140 m3 . Hệ thống hóa rắn, công suất 7.168 kg/ngày, gồm: 03 máy phối trộn, bộ khuôn đúc. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa.

Thu Trang

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/hoan-thanh-cac-cong-trinh-bao-ve-moi-truong-6463.html

In bài viết