21:06 | 27/07/2020

Quy định về bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 17/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 quy định việc tiến hành các hoạt động bảo quản và hủy bỏ giếng khoan dầu khí với mục đích bảo vệ tài nguyên, môi trường và cấu trúc tự nhiên của lòng đất, ngăn ngừa các hành vi dẫn đến việc tạo thành những vật cản hay những xáo trộn về trạng thái của môi trường biển cũng như trên đất liền.
Sử dụng hiệu quả năng lượng tại các nhà máy lọc hóa dầu
quy dinh ve bao quan va huy bo gieng khoan dau khi
Người điều hành có trách nhiệm kiểm tra các giếng đang được bảo quản bằng phương pháp, thiết bị phù hợp.

Thông tư được áp dụng đối với người điều hành, liên doanh dầu khí và tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động bảo quản và hủy bỏ giếng khoan trong quá trình tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mở và khai thác dầu khí trong phạm vi lãnh thổ đất liền, đảo và quần đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia Việt Nam.

Yêu cầu chung về bảo quản giếng: Lòng giếng luôn ở trong điều kiện an toàn kể cả khi các thiết bị miệng giếng bị hư hại do sự cố hay bị loại bỏ, giếng sẽ duy trì được sự cách ly giữa các vỉa với nhau và các vỉa với bề mặt, trừ trường hợp các vỉa được khai thác đồng thời. Đảm bảo khả năng tái sử dụng giếng để khoan, nghiên cứu, khai thác, sửa chữa và các hình thức khác hoặc hủy bỏ giếng vào bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo an toàn. Hạn chế sự cản trở của các thiết bị đối với môi trường xung quanh. Phải cắm phao tiêu báo hiệu đối với giếng khoan ngầm được bảo quản tại vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 20 m nước.

Yêu cầu chung đối với công tác hủy bỏ giếng khoan dầu khí là giếng phải đảm bảo duy trì được tính toàn vẹn của lòng giếng, không để xảy ra tình trạng lưu thông các chất lưu giữa các thành hệ với nhau hoặc với bề mặt đáy biển, mặt đất. Sau khi hoàn tất công tác hủy bỏ giếng, khu vực đáy biển hoặc bề mặt xung quanh vị trí giếng khoan phải được dọn sạch, không được để lại các vật cản hoặc làm xáo trộn trạng thái ban đầu của môi trường tự nhiên.

Thông tư quy định chi tiết về các hoạt động: cắt, thu hồi ống chống, đầu giếng, thiết bị lòng giếng; vị trí các nút chặn trong đoạn giếng thân trần; vị trí đặt các nút chặn trong đoạn giếng đã chống ống; phương pháp hủy bỏ đoạn giếng khoan đã được bắn mở vỉa; các biện pháp gia cố bổ sung; đặt nút chặn trong trường hợp cắt ống; đặt nút chặn trong trường hợp để lại thiết bị lòng giếng; yêu cầu về việc thử nút chặn; dung dịch dùng trong công tác hủy bỏ giếng; xi măng dùng để hủy bỏ giếng.

Khi áp dụng phương pháp cắt đầu giếng và ống chống bằng vật liệu nổ chuyên dụng; giải pháp kỹ thuật mới; vật liệu mới để bảo quản và hủy bỏ giếng; gia hạn thời hạn bảo quản giếng, Người điều hành phải có tài liệu chứng minh phương án, giải pháp kỹ thuật, đánh giá rủi ro và thỏa mãn các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế để các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam xem xét chấp thuận theo quy định. Người điều hành phải đảm bảo rằng sau khi hủy bỏ một giếng khoan thì khu vực đáy biển xung quanh miệng giếng khoan phải được khảo sát cẩn thận để đảm bảo chắc chắn toàn bộ các vật cản được dọn sạch.

Thông tư số 17/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/2020.

Thu Trang

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/quy-dinh-ve-bao-quan-va-huy-bo-gieng-khoan-dau-khi-6518.html

In bài viết