10:14 | 04/08/2020

Bước đầu đánh giá hiện trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại một số bãi biển Việt Nam

Rác thải nhựa (RTN) trên biển là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng và cấp bách nhất hiện nay. RTN gây ô nhiễm các môi trường sống tự nhiên trên cạn, nước ngọt, biển thậm chí cả đáy biển sâu. Hầu hết nhựa đều nổi trong nước nên một lượng lớn mảnh vụn nhựa tích tụ trên mặt biển và được sóng hoặc dòng chảy đẩy vào ven bờ. Việt Nam có khối lượng RTN xả ra biển dao động trong khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng RTN ra biển và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất.
Nhìn lại một năm chống rác thải nhựa
buoc dau danh gia hien trang o nhiem rac thai nhua tai mot so bai bien viet nam

Các chuyên gia của Tổ chức IUCN và GreenHub thực hiện hoạt động thu gom, phân loại RTN ở bãi biển Cồn Cỏ.

Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 54 kg/năm/người vào năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2019). Trên thực tế hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu hoặc thống kê định lượng nào về lượng RTN tại các vùng biển ven bờ, trong đó có các Khu bảo tồn biển, là khu vực chịu ảnh hưởng do ô nhiễm rác thải trên biển.

Với mục tiêu xây dựng phương pháp tiêu chuẩn cho giám sát ô nhiễm nhựa và đánh giá hiện trạng ô nhiễm rác thải, RTN trên các bãi biển, năm 2019, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh (Greenhub) đã phối hợp với Ban quản lý của 10 Khu bảo tồn biển (KBTB), Vườn quốc gia (VQG) có biển, bao gồm: VQG Bái Tử Long, KBTB Bạch Long Vỹ, VQG Cát Bà, KBTB Cồn Cỏ, KBTB Cù Lao Chàm, KBTB Lý Sơn, KBTB Vịnh Nha Trang, VQG Núi Chúa, KBTB Hòn Cau, VQG Côn Đảo tiến hành khảo sát, đánh giá về số lượng và khối lượng rác thải trên các bãi biển. Đây được coi là nghiên cứu định lượng đầu tiên về RTN tại vùng ven biển Việt Nam.

Kết quả đánh giá hiện trạng RTN tại các bãi biển

Thực hiện công tác nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về lượng RTN trên các bãi biển, các chuyên gia đã chọn 30 bãi biển thuộc 10 địa điểm (mỗi địa điểm 3 bãi) được khảo sát trong 2 mùa (mùa mưa từ tháng 4 đến 6, mùa khô từ tháng 10 đến 12 năm 2019). Phân tích các khu vực khảo sát theo vị trí được chia làm 3 loại: Bãi trên các đảo, bao gồm: Bái Tử Long, Cát Bà, Cù Lao Chàm; Đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Hòn Cau, Côn Đảo và bãi trên đất liền gồm: Quảng Trị, Nha Trang, Núi Chúa.

Nguyễn Thu Trang - Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh (GreenHub)

Bùi Thị Thu Hiền - Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)

Chu Thế Cường - Viện TN&MT biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/buoc-dau-danh-gia-hien-trang-o-nhiem-rac-thai-nhua-tai-mot-so-bai-bien-viet-nam-6549.html

In bài viết