00:00 | 26/11/2020

Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Thông qua chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử; doanh nghiệp CNHT bước đầu cũng đã có những chuyển biến tích cực. Song để tham gia vào chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử và trở thành nhà cung cấp uy tín, doanh nghiệp CNHT cũng đứng trước những thách thức mà Chương trình hướng tới.
Công nghiệp hỗ trợ đang "thay da đổi thịt"

Nắm bắt được tính cần thiết và tầm quan trọng của các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp CNHT, nối tiếp những thành công của năm trước, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC) tiếp tục triển khai “Chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử”. Tiếp theo giai đoạn hỗ trợ, đào tạo tập trung, tháng 11 vừa qua Chương trình đã kết thúc thành công giai đoạn đào tạo tại hiện trường cho 25 doanh nghiệp Việt Nam trên cả nước được lựa chọn dựa trên mức độ phù hợp, tiềm năng và tính cam kết. Theo đó, các chuyên gia đã xuống khảo sát và làm việc tại nhà máy, thông qua quá trình trao đổi cùng ban lãnh đạo để vạch ra những vấn đề cần cải tiến tại doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nội dung chủ yếu xoay quanh quản lý Chất lượng, nhận diện các lãng phí trong doanh nghiệp, quản lý máy móc thiết bị, quy trình thao tác chuẩn, xây dựng đội ngũ làm việc hiệu quả, xây dựng và quản lý nhóm cải tiến hiệu quả,..

CNHT được đánh giá là một ngành quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong CNHT hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến – chế tạo. Không thể phủ nhận trong thời gian qua ngành CNHT Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định, đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên để đón đầu và nắm bắt các cơ hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, ngành CNHT Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm cần cải thiện, theo đó, thực trạng chung của ngành CNHT Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Quy mô và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, chưa đủ lực để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu.

Theo đó, nhận định về vấn đề quản trị nhân sự tại doanh nghiệp, bà Trần Thị Kim Quế - Tổng giám đốc Công ty TNHH Phong Nam Shinhirose chia sẻ “Trước đây chúng tôi làm rất tốt, nhưng đến cán bộ sau là gần như lại làm lại từ đầu. Chúng tôi xem đấy là tính không chuyên nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”.

co hoi va thach thuc cua doanh nghiep cong nghiep ho tro viet nam
Bà Trần Thị Kim Quế - Tổng giám đốc Công ty TNHH Phong Nam Shinhirose

Đối với các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Ông Đỗ Nam Bình bày tỏ kỳ vọng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ sớm tiến sâu vào chuỗi cung ứng “Chúng tôi triển khai chương trình Tư vấn hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp CNHT trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, điện tử với mong muốn doanh nghiệp CNHT Việt Nam sớm tiếp cận, nâng cao năng lực và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trở thành đối tác cung cấp cho các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia”.

co hoi va thach thuc cua doanh nghiep cong nghiep ho tro viet nam
Ông Đỗ Nam Bình - Giám đốc trung tâm hỗ trợ và phát triển công nghiệp

Một số hình ảnh về doanh nghiệp tham gia cải tiến

co hoi va thach thuc cua doanh nghiep cong nghiep ho tro viet nam
co hoi va thach thuc cua doanh nghiep cong nghiep ho tro viet nam
co hoi va thach thuc cua doanh nghiep cong nghiep ho tro viet nam

Nguyễn Ngà

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cua-doanh-nghiep-cong-nghiep-ho-tro-viet-nam-7146.html

In bài viết