15:42 | 14/12/2020

Biện pháp bảo vệ môi trường Khu công nghiệp chế biến tập trung khoáng sản titan Sông Bình

Dự án “Khu công nghiệp chế biến tập trung khoáng sản titan Sông Bình” do Công ty Cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư được thực hiện tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), với các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như sau:
Tác động môi trường từ Dự án Khu công nghiệp chế biến tập trung khoáng sản titan Sông Bình
bien phap bao ve moi truong khu cong nghiep che bien tap trung khoang san titan song binh
Quản lý chất thải rắn thông thường phát sinh trong KCN trên nguyên tắc phân loại ngay từ nguồn phát sinh.

Thu gom và xử lý nước thải

Dự án Thiết kế hệ thống thoát nước thải của Khu công nghiệp (KCN) độc lập với hệ thống thoát nước mưa. Các mương, ống cống thoát nước đặt dọc theo các tuyến đường dẫn về trạm xử lý nước thải. Phương án thu gom, thoát nước mặt: Nước mưa trong KCN sẽ được thu về các cống và mương thoát nước đặt dọc theo các tuyến đường, thoát nước bằng cống bê tông cốt thép (BTCT) và hố ga thu nước và thoát ra hệ thống mương tưới tiêu của khu vực qua cửa xả. Mạng lưới thoát nước mặt được thiết kế các tuyến ống cống tròn, đặt dọc theo các tuyến đường theo thiết kế cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Hệ thống cống thoát nước mặt gồm: Cống tròn bê tông li tâm (BTLT) đường kính D800 chiều dài 9.034m; Cống tròn BTLT đường kính D1000 chiều dài 11.972m; Cống tròn BTLT đường kính D1200 chiều dài 3.877m; Cống tròn BTLT đường kính D1500 chiều dài 2.030m; Mương xây đá hộc chiều dài 1.991m; Hố ga nước thải bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép M200: 769 cái; Cửa xả: 07 cái.

Thoát nước thải: Hệ thống thu gom, thoát nước thải trong khu công nghiệp được chia làm 2 phần: Hệ thống trong các nhà máy thứ cấp là hệ thống cống riêng, thu gom thoát nước thải bên trong của các nhà máy thứ cấp (không thuộc phạm vi quản lý KCN); Hệ thống thu gom bên ngoài là hệ thống cống thu gom nước thải dọc theo tuyến đường chính của KCN, thu gom toàn bộ nước thải đã qua xử lý sơ bộ của các nhà máy thứ cấp đưa về trạm XLNT tập trung của KCN. Mạng lưới thoát nước thải được thiết kế các tuyến ống cống tròn HDPE đặt dọc theo các tuyến đường dẫn về trạm XLNT tập trung của KCN theo thiết kế cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Khối lượng hệ thống cống thoát nước thải bao gồm: Ống cống tròn HDPE đường kính D400 chiều dài 1.623m; Ống cống tròn HDPE đường kính D500 chiều dài 8.070m; Hố ga nước thải bằng bêtông hoặc bêtông cốt thép M200: 242 cái.

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải của Dự án được dẫn bằng hệ thống cống tròn HDPE về trạm XLNT tập trung của KCN. Trạm XLNT tập trung có công suất tối đa đạt 30.000m3 /ngày.đêm, xây dựng theo từng cụm module 500m3 /ngày.đêm, mỗi cụm chia làm 2 module, mỗi module với công suất 250m3 /ngày.đêm và hoạt động độc lập. Các cụm module thiết bị xử lý nước thải được xây dựng, lắp dần đáp ứng theo khả năng lấp đầy của KCN; Công nghệ xử lý áp dụng công nghệ sinh học, hóa lý, xử lý bậc cao quy trình vận hành tự động 24/24; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq = 0,9; Kf = 0,9 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; Hồ sự cố trạm XLNT tập trung của KCN: Mỗi cụm module XLNT xây dựng 01 hồ sự cố với dung tích 2.000m3 có khả năng lưu chứa trong 4 ngày. Kích thước mặt thoáng 20m x 45m; đáy 12m x 37m; chiều sâu 3m. Căn cứ tiến độ lấp đầy của KCN, Chủ dự án xây dựng thêm hồ sự cố có dung tích tương ứng với công suất tăng thêm tại trạm XLNT tập trung của KCN; Chế độ vận hành của hồ sự cố: Hồ sự cố để trống, khi nước thải đầu vào quá tải về lưu lượng, sự cố trạm xử lý nước thải bị ngưng hoạt động… nước thải được bơm từ hồ tiếp nhận về hồ sự cố để ứng phó sự cố. Khi chất lượng nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy chuẩn, nước thải từ bể khử trùng được bơm về bể ứng phó sự cố. Sau khi sự cố được khắc phục, nước thải được bơm từ bể ứng phó sự cố về bể tiếp nhận, kiểm soát và phân phối để xử lý lại.

Chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát liên tục lưu lượng, nhiệt độ, pH, TSS, COD, amoni, các kim loại nặng của nước thải trước cửa xả của 7 TXLNT tập trung trước khi thải ra môi trường, số liệu phải được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận theo đúng quy định của pháp luật. Nguồn tiếp nhận: Mương nước dẫn ra kênh tưới tiêu của khu vực xã Sông Bình.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải của trạm XLNT tập trung như sau: Nước thải cống dẫn hố thu gom lược rác tinh bể tách cát, bể điều hòa bể keo tụ bể tạo bông bể lắng sinh học bể selector (tạo bùn) bể IFAS (hiếu khí) bể lắng sinh học lọc áp lực trao đổi ion khử trùng Hồ hoàn thiện trước khi thải ra nguồn tiếp nhận (kênh tưới tiêu) đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, Kq = 0,9; Kf = 0,9).

Xử lý bụi, khí thải

Các nhà máy thứ cấp có các biện pháp công nghệ giảm thiểu, xử lý bụi, khí thải thực hiện riêng phù hợp công nghệ sản xuất theo biện pháp được phê duyệt trong ĐTM của từng nhà máy. Nhà đầu tư thứ cấp tự thực hiện các công trình kiểm soát ô nhiễm không khí (không thuộc phạm vi quản lý KCN) Ban quản lý KCN có những quy định, biện pháp quản lý, hướng dẫn các nhà đầu tư thứ cấp phòng ngừa giảm thiểu tác động của ô nhiễm khí, bụi trong khu công nghiệp như sau: Trong quá trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, Chủ dự án sẽ ưu tiên các dự án thứ cấp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn khi đầu tư vào KCN bao gồm: Sử dụng công nghệ sản xuất không có hoặc có rất ít chất thải; Sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nguyên liệu, nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn (như thay thế nhiên liệu nhiều lưu huỳnh là than đá bằng nhiên liệu ít lưu huỳnh như khí đốt; thay dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp,... hay dùng điện năng thay thế); Sử dụng chu kỳ kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiễm không khí ngay trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải để sản phẩm thải ra ít độc hoặc không độc; Các nhà máy thứ cấp phải lắp đặt các thiết bị xử lý bụi, khí thải theo đúng báo cáo ĐTM đã được duyệt của nhà máy. Đảm bảo xử lý bụi, khí thải đạt quy chuẩn môi trường theo quy định trước khi thải ra môi trường; Với các nhà máy thứ cấp có công nghệ sản xuất phát sinh khí thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần phải lắp hệ thống quan trắc khí tự động và truyền số liệu quan trắc đến Ban quản lý KCN.

Thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt

Quản lý chất thải rắn thông thường phát sinh trong KCN trên nguyên tắc phân loại ngay từ nguồn phát sinh tại các cơ sở theo thành phần và tính chất của 8 chất thải để thuận lợi cho việc thu gom, xử lý và tái sử dụng. Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn của KCN được thực hiện như sau: Khu lưu chứa chất thải của KCN được quy hoạch với diện tích khoảng 3,41 ha đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng KCN chế biến tập trung khoáng sản Titan Sông Bình tại Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2018. Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn của KCN, Chủ dự án quy hoạch lưu chứa gồm 3 loại chất thải khác nhau: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại.

Chất thải tại tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong KCN phải được thu gom 100% và được phân loại riêng thành chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Để thu gom và xử lý CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không độc hại thì KCN sẽ quy định như sau: Mỗi nhà máy thứ cấp sẽ có khu lưu chứa và phân loại riêng thành 3 loại: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại. Khu vực lưu chứa phải đảm bảo đúng quy định và cam kết như báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt cho từng nhà máy; Các nhà máy thứ cấp sẽ ký kết hợp đồng với KCN để thu gom, vận chuyển đến Khu lưu chứa chất thải của KCN, việc thu gom các loại rác thải sẽ được KCN thu gom theo giờ cố định và vận chuyển đến Khu lưu chứa chất thải đã được quy hoạch trong KCN, sau đó Chủ dự án thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại (CTNH)

Việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTNH hại từ hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Thu gom và phân loại chất thải nguy hại ngay từ nguồn thải. Không để lẫn với chất thải không nguy hại; Đóng gói CTNH theo từng chủng loại trong các bao bì thích hợp và phải có dán nhãn để tránh làm lẫn các loại CTNH với nhau; Không để rò rỉ, phân tán, thất thoát CTNH vào môi trường; Có kho lưu giữ chất thải tạm thời, kho phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định (có biển báo, có các biện pháp bảo đảm an toàn trong khu vực lưu giữ).

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

Tất cả các xe vận tải và máy móc, thiết bị cơ giới đưa vào sử dụng tại khu vực dự án phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của Cục Đăng kiểm về mức 9 độ an toàn môi trường và tiếng ồn, rung. Tại khu vực hệ thống xử lý nước thải tập trung, yêu cầu tăng cường mật độ dải cây xanh cách ly nhằm giảm thiểu tiếng ồn và mùi hôi đến môi trường không khí xung quanh. Áp dụng các biện pháp chống ồn rung cần thiết cho nền trạm bơm nước, nước thải khi xây dựng và lắp đặt các trạm bơm (đúc móng máy đủ khối lượng với việc sử dụng bê tông mác cao, bảo đảm kết cấu truyền giải rung, lót đệm tránh rung theo mặt nền, bảo đảm tường cách âm), sử dụng bơm chìm để giảm tiếng ồn. Thường xuyên kiểm tra định kỳ, đảm bảo các máy bơm luôn trong tình trạng hoạt động tốt, tra dầu nhớt đầy đủ theo đúng hướng dẫn sử dụng của thiết bị. Chu kỳ bảo dưỡng đối với thiết bị mới là 4 - 6 tháng/lần và thiết bị cũ là 3 tháng/lần. Trồng các loại cây xanh tạo cảnh quan môi trường.

Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với trạm XLNT tập trung: Xây dựng quy trình quản lý hệ thống và sơ đồ bố trí các thiết bị, đường ống, van,... trong hệ thống. Tất cả cán bộ, công nhân làm việc tại Trạm xử lý phải biết rõ cách bố trí này để xử lý kịp thời khi hệ thống có sự cố. Đội ngũ kỹ sư, nhân viên vận hành phải đáp ứng được trình độ chuyên môn, đặc biệt thường xuyên giám sát tình hình để kịp thời điều chỉnh chế độ vận hành nếu gặp sự cố trục trặc. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị dự phòng, luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra. Đảm bảo kinh phí cho vận hành hệ thống xử lý nước thải liên tục và ổn định. Ngoài việc bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ cho các máy móc thiết bị, yêu cầu bảo dưỡng các bể xử lý như tiến hành quét hồ chống thấm, quét sơn để chống rỉ các đường ống, lan can, tra dầu mỡ các van,... đảm bảo cho hệ thống được sạch sẽ, ngăn nắp. Trạm XLNT tập trung gồm nhiều cụm, lắp đặt đáp ứng theo khả năng lấp đầy của KCN, mỗi cụm gồm 02 module với công suất 250m3 /ngày.đêm hoạt động độc lập để đảm bảo an toàn, dễ xử lý cho trạm khi gặp sự cố. Trong trường hợp xảy ra sự cố có thể dừng hoạt động từng module để sửa chữa. KCN cũng xây dựng hồ sự cố cho mỗi cụm module xử lý nước thải với dung tích 2.000 m3 đảm bảo an toàn trong trường hợp sự cố, không để nước thải 10 chưa xử lý đạt quy chuẩn QCVN40:2011/BTNMT (cột A, Kq = 0,9; Kf = 0,9) thải ra môi trường.

Biện pháp ứng phó sự cố: Khi phát hiện có dấu hiệu xảy ra hiện tượng rạn nứt, rò rỉ tại khu vực trạm XLNT tập trung hoặc nước thải chưa đạt QCVN 40: 2011/BTNMT (cột A), yêu cầu phải thực hiện quy trình biện pháp ứng cứu sự cố như sau: Bước 1: Thông báo với các cơ quan quản lý địa phương. Bước 2: Xác định nguyên nhân gây ra sự cố. Bước 3: Khắc phục sự cố. Trường hợp trạm XLNT tập trung của Dự án gặp sự cố, phải cho dừng cụm module xử lý nước thải gặp sự cố để sửa chữa. Trong khi sửa chữa máy móc/thiết bị, nước thải được lưu giữ tại bể điều hòa, các module khác vẫn hoạt động bình thường. Trường hợp nước thải vượt quá dung tích của bể điều hòa trong khi vẫn chưa khắc phục được sự cố, nước thải có thể lưu tại hồ sự cố. Chủ dự án đầu tư hồ sự cố tại trạm XLNT, mỗi cụm module xử lý nước thải xây dựng hồ sự cố có dung tích tương ứng 2.000m3. Bước 4: Khi trạm XLNT tập trung được sửa chữa xong, tiến hành xử lý lượng nước thải lưu trong hồ sự cố. Sau đó thông báo kết quả khắc phục cho các cơ quan quản lý liên quan.

Phòng ngừa, ứng phó với sự cố rò rỉ hóa chất: Để hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố rò rỉ xảy ra, Ban quản lý KCN quy định các nhà máy thực hiện các biện pháp như sau: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống, van nhằm phát hiện tình trạng rò rỉ để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng. Quá trình lưu giữ và vận chuyển hoá chất sẽ được thực hiện theo đúng quy định. Sử dụng các thiết bị định lượng hoá chất, hạn chế định lượng bằng các phương pháp thủ công. Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho cán bộ công nhân viên về công tác phòng chống sự cố rò rỉ. Xây dựng các phương án, quy trình để sẵn sàng ứng phó với sự cố,… Khi có sự cố rò rỉ hay tràn hóa chất các cán bộ phụ trách phải báo ngay cho người quản lý và Ban quản lý KCN để có phương án xử lý và thực hiện ngay quy trình ứng phó sự cố.

Phòng ngừa, ứng phó với sự cố cháy nổ: Để đảm bảo an toàn, phòng chống sự cố cháy nổ xảy ra, các nhà máy, xí nghiệp và KCN, yêu cầu thực hiện các biện pháp sau: Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy (PCCC) riêng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy định về PCCC trong quá trình xây dựng và hoạt động từ khâu chuẩn bị thiết kế, lắp đặt đến nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; Trong từng nhà máy, xí nghiệp nói riêng và toàn bộ KCN nói chung tiến hành lắp đặt các trang thiết bị, hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động theo đúng quy định; Trong quá trình vận hành, tuân thủ các quy định quy phạm về sử dụng, vận hành, bảo quản các thiết bị điện, thiết bị áp lực, kho chứa hoá chất…; Các nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc xây dựng, vận hành, sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện và các công việc khác theo Quy chuẩn QCVN 01:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện; Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy an toàn cháy, nổ; Quy hoạch các hạng mục công trình bảo đảm khoảng cách hợp lý, để các phương tiện chữa cháy có thể thao tác dễ dàng, tránh xảy ra tình trạng cháy lan; Định kỳ kiểm tra mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy, chống sét, aptomat,…) và có chế độ bảo dưỡng, thay thế kịp thời; Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho công nhân phương pháp ứng cứu sự cố cháy nổ. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về công tác PCCC.

Thu Vân

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/bien-phap-bao-ve-moi-truong-khu-cong-nghiep-che-bien-tap-trung-khoang-san-titan-song-binh-7177.html

In bài viết