07:36 | 17/04/2023

Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2025

Để giải quyết các vấn đề môi trường đặt ra hiện nay, UBND tỉnh Thái Bình xác định các giải pháp cần tập trung thực hiện như: Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các mô hình, điển hình về bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường...

Theo Kế hoạch Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2025, Thái Bình phấn đấu đến năm 2025: 100% các quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động của các ngành, các cấp phải lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt trên 90%. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 100%, với cụm công nghiệp tỷ lệ này phải đạt 80% trở lên.

Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2025
Theo Kế hoạch Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2025, Thái Bình phấn đấu đến năm 2025: 100% các quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động của các ngành, các cấp phải lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt trên 90%.

Để giải quyết các vấn đề môi trường đặt ra hiện nay, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, UBND tỉnh xác định các giải pháp cần tập trung thực hiện như: Xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách, các quy định của tỉnh về bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các mô hình, điển hình về bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

Cùng với đó, bảo vệ và khai thác hợp lý, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý môi trường. Đẩy mạnh việc chuyển đổi, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu, tái sử dụng chất thải. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về nguồn thải, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Tăng cường nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực hợp tác quốc tế cho công tác bảo vệ môi trường. Ưu tiên xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường nhất là các khu xử lý chất thải tập trung bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khí hậu và đặc thù chất thải, ô nhiễm môi trường của tỉnh. Xây dựng cơ chế huy động các nguồn tài chính từ các thành phần kinh tế trong xã hội nhất là đầu tư theo hình thức đối tác công tư; chế tạo nguồn thu từ môi trường để đầu tư trở lại cho môi trường.

Tại Kế hoạch, UBND tỉnh cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm thực hiện cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Minh Phú

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/ke-hoach-bao-ve-moi-truong-tinh-thai-binh-den-nam-2025-9888.html

In bài viết