Đảm bảo tận thu tài nguyên và làm sạch môi trường

29/10/2018 20:57 Công nghệ, thiết bị
Với sản lượng quặng sót sau đập khoảng 350 tấn /ngày đêm (tương đương với 5-6% lượng quặng III cấp vào tuyển là 6.600 tấn /ngày đêm) thì việc phải sử dụng thiết bị vận tải gồm ô tô và máy xúc gây tốn kém và làm tăng chi phí sản xuất do phải thường xuyên sửa chữa các thiết bị vận tải. Trước những khó khăn trên, Công ty TNHH Một thành viên Apatit Việt Nam - Chi nhánh Tuyển Tằng Loỏng đã nghiên cứu và đề xuất phương án vận chuyển quặng sót sau dây chuyền đập vào Kho quặng III bằng hệ thống hành lang + băng tải và đưa hệ thống thiết bị vào hoạt động sản xuất từ năm 2016 đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Hệ thống gia công vận chuyển quặng tảng sót
Thiết kế và thi công hệ thống gia công vận chuyển quặng tảng sót về kho quặng 3 trên cơ sở tận dụng các bộ phận kết cấu của Hệ thống hành lang BM8 thu hồi, bao gồm:


Vận chuyển quặng sót

Hệ thống hành lang băng tải được tận dụng từ hệ thống hành lang băng tải BM8 thu hồi về cải tạo gia công bổ sung thêm kết cấu cho phù hợp và đảm bảo độ cứng vững.
Hiệu quả kinh tế, kỹ thuật
Đơn giá gia công và vận chuyển quặng sót của B ngoài đang thực hiện:
Chi phí cho công đoạn đập và vận chuyển quặng sót sau đập trong 01 năm với phương án sử dụng hệ thống thiết bị của B ngoài đang thực hiện với đơn giá theo Hợp đồng là 55.000 đồng/tấn gồm:
Phần đầu tư thiết bị gia công quặng sót.
Chi phí đầu tư máy đập 01 cái: 1.080.000.000 đ
Chi phí đầu tư hệ thống sàng phân loại 02 cái: 2.300.000.000 đ
Tổng cộng: 3.380.000.000 đ Khấu hao trong 1 tháng là: 3.380.000.000 x 20%/5năm/12tháng = 56.333.333đ Tiền lương vận hành máy đập + máy sàng: 24.000.000đ + 12.000.000đ = 36.000.000 đ/tháng
Chi phí vật tư thay thế (thanh đập, lưới sàng) : 161.920.000 đ/tháng
Máy đập : 121.440.000 đ Máy sàng: 40.480.000 đ
Lãi vay đầu tư: 37.000.000 đ/ tháng
Chi phí quản lý và các chi phí khác: 65.166.666 đ
Tổng chi phí các loại tính trong 01 tháng cho công đoạn gia công: 357.119.999 đ/14.080 Tấn = 25.000 đ/Tấn
Phần đầu tư thiết bị vận chuyển:
Như vậy chi phí để vận chuyển 01 tấn quặng tảng sót của B ngoài sau khi trừ chi phí phần gia công quặng sót sẽ là: 55.000 đ -25.080 đ = 29.636 đ/Tấn (A1)
So sánh với đơn giá vận chuyển quặng sót của hệ thống mới:
Chi phí lắp đặt cho toàn bộ hệ thống: 2.750.203.888 đ
Chi phí vật tư: 1.568.106.210 đồng
Chi phí nhân công: 723.000.000 đồng
Chi phí phần xây dựng: 277.489.000 đồng
Chi phí sắt thép cho hệ khung cột (tận dụng lại 40.724 kg):181.608.678 đ (Tính =30% mua mới)
Tính chi phí khấu hao 1 năm (Trích khấu hao 5 năm) : 550.040.770 đ
Tính CPKH cho 1 tấn sản phẩm quặng sót: 4.513 đ (KH 11 tháng) (B1)
Chi phí cho nhân công vận hành: 360 ca x02 người: 720 công x295.000 đồng = 212.400.000 đồng
Chi phí nhân công /Tấn sản phẩm: 212.400.000/111.711= 1.743 đ ( B2)
Điện năng tiêu thụ (01 động cơ 132kW ,01 động cơ 30 kW ,01 động cơ 15kW hoạt động 10h/ngày):
Tính theo công thức PTT : U.Ilv. Cos.φ√3PTT 1: U.Ilv.Cos.φ√3 =380Vx179Ax1,732x0,85= 100kW/h
PTT 2: U.Ilv.Cos.φ√3 =380Vx21Ax1,732x0,85= 11,75kW/h
PTT 3: U.Ilv.Cos.φ√3 =380Vx11Ax1,732x0,85= 6kW/h PTT 1,2,3 =100kW+11,75 kW+6 kW x335 ngày =393.2895 kW x1536 đ = 643.637.240 đ/111.711Tấn = 5.761đ/ tấn sản phẩm (B3)
Tổng chi phí để gia công 01 tấn quặng tảng sót theo phương án sử dụng hệ thống hành lang băng tải: A2 = B1+B2 +B3 = 4.513 đ +1.743 đ +5.761đ =12.017 đ (A2)
Giá trị làm lợi thu được khi áp dụng giải pháp:
Thực tế sản xuất từ quý I/2017 đến hết tháng 11/2017 (11 tháng sản xuất ) Chi nhánh đã đập được 111.711Tấn quặng sót .
Giá trị làm lợi : C = A1- A2

Hệ thống băng tải

 PV
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động