Quế Phước: Vươn mình mạnh mẽ để phát triển bền vững

21/09/2018 16:18 Địa phương
Nguyễn Nhàn 10 năm đã trôi qua, từ ngày xã Quế Phước bắt đầu thành lập đến nay đã có nhiều đổi khác. Trải qua bao nhọc nhằn, nhân dân Quế Phước đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm “vươn mình” mạnh mẽ để đưa xã nhà phát triển bền vững. Qua trao đổi cùng ông Huỳnh Bá Cường - Chủ tịch UBND xã Quế Phước, phóng viên Tạp chí Công nghiệp môi trường sẽ cho độc giả thấy rõ nét hơn về những cách làm hay, quyết tâm xây dựng quê hương của người dân Quế Phước.

PV: Nhìn lại chặng đường sau 10 năm thành lập huyện Nông Sơn, xin ông cho biết đâu là kết quả nổi bật mà Đảng bộ và nhân dân xã Quế Phước đạt được?
Ông Huỳnh Bá Cường: Trong điều kiện khó khăn về kinh tế như thiếu đất sản xuất, đời sống nhân dân còn nhiều bấp bênh, người dân hầu hết dựa vào nông nghiệp, không có thuỷ lợi nên việc sản xuất phụ thuộc vào “nước trời”. Nhận thấy được những khó khăn đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quế Phước đã cố gắng phấn đấu, chung tay xây dựng đưa xã nhà ngày càng phát triển vượt bậc. Với đặc thù là một xã thuần nông, để phát triển kinh tế đúng hướng, Đảng uỷ xã đã bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020, xác định nhiệm vụ trọng tâm là giúp người dân tiếp cận ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng công tác đào tạo nghề nông thôn, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nghề cơ khí, hàn gò, mộc, nề, may mặc từng bước phát triển giúp nhân dân có công ăn việc làm, tăng thu nhập bình quân hàng năm từ 4 - 6%, góp phần ổn định và phát triển kinh tế của địa phương. Triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích thoát nghèo theo Nghị quyết 119, Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh, đến nay đã có 142 hộ đăng ký và đủ điều kiện được công nhận thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 24.03%, đến năm 2020 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 15%.
Hiện giao thông nông thôn của Quế Phước đã được đầu tư xây dựng, với 1.752m đường bê tông nông thôn, các con đường liên thôn, xóm hầu hết được bê tông hóa; nhà tránh lũ kết hợp trường Mầm non thôn Phú Gia II, trường THCS&THPT, điểm trường thôn Đông An, trụ sở làm việc HĐND - UBND cũng đã được xây mới. Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn ước đạt trên 10 tỷ đồng.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, công tác quốc phòng quân sự địa phương vững chắc, trong đó công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn được đặt lên hàng đầu.
PV: Vai trò của Quế Phước là đòn bẩy quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện Nông Sơn, vậy đâu là tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Thưa ông?
Ông Huỳnh Bá Cường: Tiềm năng, thế mạnh và lợi thế của địa phương hiện nay là phát triển kinh tế lâm nghiệp, chăn nuôi và mô hình trồng cây bưởi trụ Đại Bình.
Hiện nay toàn xã có 573,13 ha đất lâm nghiệp, chiếm 55,45% trong tổng diện tích đất tự nhiên; hơn 10 trang trại chăn nuôi bò, còn lại là chăn nuôi nhỏ, lẻ. Mặc dù giá cả thị trường bấp bênh nhưng người dân đã phát huy có hiệu quả tiềm năng đất đai, tận dụng từng mét vuông đất để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, vì thế mà mô hình này đem lại được hiệu quả kinh tế ổn định. Trong những năm gần đây, xã Quế Phước được hỗ trợ từ nguồn vốn nông thôn mới và Chương trình 135 cho các hộ dân trồng cây bưởi da xanh và bưởi trụ Đại Bình. Đây là loại cây thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu xã Quế Phước. Qua thời gian triển khai thực hiện, theo đánh giá ban đầu, mỗi cây bưởi cho từ 50 đến 200 quả, giá trị mỗi quả bán tại địa phương là 30.000 đồng/quả, cao gấp 02 lần so với các loại cây nông nghiệp khác như mía, lạc....
PV: Thưa ông, để đạt được những thành quả này, xã Quế Phước gặp phải những khó khăn nào?
Ông Huỳnh Bá Cường: Bên cạnh những kết quả đạt được, địa phương vẫn gặp phải những khó khăn nhất định như công nghiệp, thương mại dịch vụ vẫn chưa phát triển mạnh, giá trị sản phẩm hàng hoá ít, chưa có hình thức liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tuy có nhưng chưa nhiều, điều kiện canh tác khó khăn làm cho nền nông nghiệp địa phương tăng trưởng chậm, thiếu sức cạnh tranh. Nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, nguồn lực huy động từ nhân dân địa phương không nhiều nên việc đạt các tiêu chí như cơ sở vật chất văn hoá, thuỷ lợi... rất khó khăn. Một bộ phận dân cư chưa có ý thức cao trong việc tham gia bảo vệ môi trường, tình trạng để rác và các chất phế thải lấn chiếm lòng, lề đường vẫn còn xảy ra.
PV: Để thúc đẩy kinh tế - xã hội Quế Phước tiếp tục phát triển trong giai đoạn kế tiếp. Xin ông cho biết Đảng bộ và nhân dân xã đã đưa ra những giải pháp nào?

 
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động