Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh): Nhiều giải pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng

19/10/2022 07:49 Địa phương
Trước diễn biến phức tạp của bệnh bệnh sốt xuất huyết (SXH), UBND TP. Hồ Chí Minh kêu gọi người dân dành ít nhất 15 phút mỗi tuần và hãy bắt đầu ngay từ hôm nay thực hiện các biện pháp triệt nơi sinh sản của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết.

Không lăng quăng - Không muỗi - Không sốt xuất huyết

Để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đồng thời nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, vừa qua Trung tâm Y tế (TTYT) TP. Thủ Đức phối hợp 32 UBND phường đồng loạt tổ chức ra quân tuyên truyền, tổng vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, phòng chống bệnh SXH trên địa bàn.

Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh): Nhiều giải pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng
Nhân viên TTYT phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức phun thuốc diệt muỗi phòng dịch bệnh SXH trên địa bàn.

Bác sĩ Vũ Trọng Dũng – Trưởng phòng Dân số & Truyền thông giáo dục sức khỏe – TTYT TP. Thủ Đức, cho biết sự kiện ra quân tuyên truyền và tổng vệ sinh môi trường thu hút hơn 1.500 đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn thành phố tham gia.

Theo đó, các lực lượng đã tuyên truyền bằng xe lưu động tại khu vực ổ dịch, phát tờ rơi, vận động từng hộ gia đình thực hiện cam kết vệ sinh môi trường. Hướng dẫn người dân các biện pháp diệt lăng quăng, kiểm tra các dụng cụ chứa nước và cùng các hộ gia đình loại bỏ dụng cụ phế thải, thay nước, đậy kín lu khạp chứa nước để diệt lăng quăng phòng bệnh SXH. Vận động các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh vệ sinh môi trường nơi công cộng, phát hoang bụi rậm, nơi vứt bỏ sản phẩm hư hỏng xung quanh khu vực mình sinh sống… nhằm ngăn chặn đường lây truyền bệnh SXH trong cộng đồng.

“Cùng với công tác tổng vệ sinh, đội ngũ cán bộ Y tế và cộng tác viên 32 phường đã đến từng hộ gia đình để rắc Abate vô các khu ao tù, nước đọng nơi nguy cơ muỗi đẻ trứng và tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích cực hưởng ứng tham gia chiến dịch, thực hiện các biện pháp phòng chống SXH, như: Diệt muỗi, loạt trừ lăng quăng, bọ gậy ở các vật dụng chứa nước trong gia đình, ngủ màn, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ... Khi nghi ngờ mắc SXH phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Trong tháng 9/2022, TTYT TP. Thủ Đức đã xử lý 8 điểm vi phạm hành chính, thực hiện kiểm tra, giám sát 813 lượt tại các điểm nguy cơ. Ngoài ra, hàng tuần ra quân triệt nơi sinh sản của muỗi tại 34/34 phường.” - BS Vũ Trọng Dũng, thông tin thêm.

Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh): Nhiều giải pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng
Nhận viên TTYT TP. Thủ Đức tuyên truyền công tác phòng chống dịch SXH cho học sinh trường THCS Linh Trung

Thông qua các chiến dịch ra quân vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống SXH, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần khống chế không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn.

Đến từng hộ tuyên truyền bệnh tay chân miệng

Theo số liệu từ TTYT TP. Thủ Đức, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn có 191 ca bệnh tay chân miệng (TCM). Việc không có nguy cơ bùng phát dịch bệnh TCM trên địa bàn TP. Thủ Đức, theo ThS.BS Trần Quốc Cường – Phó giám đốc TTYT TP. Thủ Đức số ca TCM giảm do trung tâm hàng tuần thực hiện công tác tập huấn về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học cho các trường Mầm non, nhóm trẻ trên địa bàn.

Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh): Nhiều giải pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng
Nhân viên TTYT phường Linh Chiểu tổ chức tiêm vắc xin cho học sinh trường TH Nguyễn Trung Trực.

Song song đó, công tác tiêm chủng các loại vaccine phòng bệnh cũng được TTYT TP. Thủ Đức thường xuyên phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo quán triệt hiệu trưởng các trường tiếp tục tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh đồng thuận và đưa trẻ đến tiêm đủ mũi, đúng thời gian. Cũng như thực hiện mô hình xe tiêm lưu động đến các trường học trên địa bàn.

Ngoài ra, UBND các phường tăng cường tuyên truyền đến từng địa bàn dân cư, trường học, vận động phụ huynh đưa trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tiêm nhắc mũi 1 đúng lịch; đưa trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đi tiêm phòng mũi 1, mũi 2 theo qui định. Rà soát vận động trẻ không đi học và trẻ tại các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn để tổ chức tiêm cho trẻ.

“Đặc biệt, được sự phối hợp chặt chẽ của UBND 34 phường trên địa bàn TP. Thủ Đức trong công tác vệ sinh khử khuẩn đối với khu trọ có trẻ em dưới 5 tuổi vào các ngày cuối tuần nên kéo giảm số ca mắc trong thời gian từ nay đến cuối năm 2022. Bên cạnh đó, công tác truyền thông đối với mỗi gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi, luôn phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh như rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi và các bề mặt nơi trẻ sinh hoạt hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất khử khuẩn thông thường” - ThS.BS Trần Quốc Cường, cho biết thêm.

Gia Thanh

Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động