Từ những kết quả ứng dụng và nhu cầu đến định hướng việc tái sử dụng tro, xỉ, thạch cao trong thời gian sắp tới

30/10/2018 16:09 Tác động môi trường
Quan điểm, mục tiêu, lộ trình thực hiện

Thu gom, xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao từ sản xuất nhiệt điện, hóa chất phân bón là nhiệm vụ bắt buộc. Việc tái sử dụng thế thải tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và vật liệu san lấp nhằm mục đích tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm diện tích bãi thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Chủ phát thải là người có có trách nhiệm tổ chức việc thu gom, xử lý, tái sử dụng các chất thải tro, xỉ, thạch cao do đơn vị mình tạo ra.
Các phế thải được tái sử dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp. Vật liệu, công trình có sử dụng tro, xỉ, thạch cao tái chế phải đảm bảo an toàn cho người và không gây ô nhiễm môi trường.

Hình minh họa

Từ những kết quả thực tế
Đã sử dụng trên 400.000 tấn FA (tro bay) cho chế tạo bê tông đầm lăn (RCC) tại Thuỷ điện Sơn La. Đã sử dụng FA làm phụ gia cho bê tông ở trạm trộn bê tông thương phẩm của VIMECO, Ready mix, UDIC, Bê tông ASEAN, Transmeco,... Đã sử dụng FA, xỉ làm phụ gia cho xi măng Hoàng Thạch, La Hiên, Duyên Hà, Hoàng Long, Bỉm sơn...Đã sử dụng tro đáy, tro bay CFBC Cao ngạn làm phụ gia cho sản xuất xi măng (Xi măng Cao Ngạn, Xi măng Thái Nguyên, Tuyên Quang); làm cốt liệu chế tạo gạch không nung (Nhà máy sản xuất gạch không nung nhiệt điện Cao Ngạn, Xi măng Cao Ngạn,..). Đã sử dụng FA thay thế sét sản xuất gạch đất sét nung: gạch Phả Lại, Thái Bình; sử dụng FA thay thế sét trong sản xuất clanhke xi măng: xi măng Hoàng Thạch, La Hiên. Đã ứng dụng thử thạch cao FGD của nhà máy nhiệt điện Phả Lại làm phụ gia điều chỉnh cho sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nghi Sơn, Hoàng Mai.
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu thay thế cho ngành sản xuất VLXD ngày càng tăng
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 và trong Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, đưa ra dự báo về tình hình phát triển sản xuất các loại VLXD đến năm 2020 như sau: Nhu cầu vật liệu san lấp (VLSL) từ năm 2016 đến năm 2020 tại các vùng rất lớn. Vùng đồng bằng Sông Hồng từ Hà Nội - Ninh Bình cần 692 -752 triệu m3 VLSL (tương đương trên 900 triệu tấn); Vùng Duyên Hải Miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận cần 564 -655 triệu m3 VLSL (tương đương 786 triệu tấn); Vùng đồng bằng Sông Cửu Long cần 516 -561 triệu m3 VLSL (tương đương 673 triệu tấn); Vùng đông Nam Bộ cần 335 - 365 triệu m3 VLSL (tương đương 438 triệu tấn).

Dự báo phát triển sản xuất các loại VLXD đến năm 2020 và 2030

TT Ngành VLXD Sả ượng theo Quy ho ch
N 2020 N 2030
1 Xi măng, triệu tấn/năm) 94 114
2 Bê tông thương phẩm, (triệu m3/ năm) 30
3 Bê tông cấu kiện, (triệu m3/năm) 20
4 Gạcch bê tông cốt liệu (tỷ viên/năm) 8,75
5 Gạch bê tông nhẹ, bê tông khí ACC, (tỷ
viên/năm)
3,125
6 Gạch đất sét nung, (tỷ viên /năm) 17,5
7 Thạch cao tấm (m2/ năm) 68,6

Định hướng sử dụng phế thải tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu cho ngành sản xuất VLXD. Đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ các nhà máy đốt than theo công nghệ than phun (PC)
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng tro, xỉ PC làm nguyên liệu sản xuất VLXD và vật liệu san lấp đạt: Sử dụng trung bình 10% tro, xỉ làm phụ gia khoáng trong sản xuất xi măng cho 50% sản lượng xi măng toàn ngành xi măng; Sử dụng trung bình 50% tro bay thay thế đất sét sản xuất clanhke trong sản xuất clanhke trong 25% sản lượng clanhke xi măng trong toàn ngành; Sử dụng trung bình 30% tro bay thay thế sét để sản xuất 20% sản lượng gạch đất sét nung so với tổng sản lượng gạch đất sét nung; Sử dụng 10% tro bay so với xi măng trong sản xuất bê tông cấu kiện đúc sẵn và bê tông tươi thương phẩm trong 50% sản lượng bê tông toàn ngành; Sử dụng 10% tro bay so với xi măng trong sản xuất gạch bê tông cốt liệu đối 30% sản lượng gạch bê tông toàn ngành và 50% thay thế cát tính theo 30% sản lượng bê tông khí chưng áp toàn ngành; Sử dụng tro, xỉ để san lấp, đường giao thông bằng 29% tổng lượng tro xỉ phát sinh hàng năm.
Đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ các nhà máy đốt than theo công nghệ tầng sôi có khử lưu huỳnh tại lò đốt (CFBC)
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng tro, xỉ CFBC làm nguyên liệu sản xuất VLXD và vật liệu san lấp đạt: Sử dụng được khoảng 10% tổng lượng tro bay và 50% xỉ đáy CFBC làm phụ gia cho sản xuất xi măng, 5% cho sản xuất gạch bê tông cốt liệu; Sử dụng khoảng 50% tro, xỉ làm VL san lấp và đường giao thông.
Đẩy mạnh thu hồi và sử dụng thạch cao FGD, PG làm nguyên liệu sản xuất VLXD
Đến năm 2020 có 60% số nhà máy nhiệt điện đốt than bằng công nghệ PC đầu tư hệ thống thu hồi lưu huỳnh từ khói lò với công nghệ tiên tiến, đồng bộ, đảm bảo thu hồi được thạch cao đủ tiêu chuẩn làm phụ gia cho xi măng với độ ẩm sản phẩm ≤ 10%. Trong số các nhà máy đã đầu tư hệ thống thu hồi lưu huỳnh từ khói lò, có 30% các nhà máy thu hồi được thạch cao đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu chế tạo tấm thạch cao xây dựng, phụ gia xi măng.
Đẩy mạnh sử dụng thạch cao FGD làm: Phụ gia cho sản xuất xi măng chiếm 40% thạch cao FGD phát sinh; Chế tạo tấm trần, tấm tường và các sản phẩm thạch cao khác chiếm 30% thạch cao PG phát sinh.

 Hoài Nam
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động