18:12 | 28/09/2022

Ưu tiên phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu môi trường trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu lớn

Sáng ngày 28/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Nhận diện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.

Tham dự và chủ trì Hội thảo có Tiến sỹ Trần Văn Lượng, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam (Hiệp hội CNMT) và Thạc sỹ Vũ Ngọc Hưng, Trưởng phòng Bảo vệ môi trường Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Cục ATMT).

Nhận diện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Quang cảnh Hội thảo

Ngoài ra có sự tham dự của: 1) Tiến sỹ Đỗ Hữu Hào, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Chủ tịch Hiệp hội CNMT; 2) PGS, TS Đinh Văn Thuận, Chủ tịch Tập đoàn Polyco, Trưởng ban kiểm soát Hiệp hội CNMT; 3) Ông Đặng Hoàng Hải, nguyên Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; 4) Ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất; 5) Ông Tạ Dương Sơn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim; và 6) Đại diện các Cục, vụ, Viện thuộc Bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; các trường Đại học - Cao đẳng thuộc Bộ Công Thương; Các Tập đoàn, doanh nghiệp….

Nhận diện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tiến sỹ Trần Văn Lượng, Chủ tịch Hiệp hội CNMT Phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo Tiến sỹ Trần Văn Lượng, Chủ tịch Hiệp hội CNMT nhìn nhận: Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại.

Bên cạnh đó, Tiến sỹ Trần Văn Lượng nhấn mạnh: CĐS là cuộc cách mạng của toàn dân; CĐS là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; CĐS chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại; CĐS tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn rộng khắp “không ai bị bỏ lại phía sau”. Từ đó, phát huy nội lực kết hợp mở rộng quan hệ quốc tế để Việt Nam: 1) làm chủ hạ tầng số; 2) làm chủ các nền tảng số; 3) làm chủ không gian mạng quốc gia; và 4) làm chủ công nghệ sản xuất “Make in Viet Nam” …cố gắng đạt được các mục tiêu về CĐS quốc gia với ba trụ cột: 1) Chính phủ số; 2) kinh tế số; và 3) xã hội số.

Tiến sỹ Trần Văn Lượng mong muốn Hội thảo sẽ giới thiệu được bức tranh tổng thể về CĐS tại Việt Nam, trong đó có Chương trình CĐS của Bộ Công Thương và Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CĐS trên toàn quốc; gắn với các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường (BVMT), Hội thảo xác định các nội dung cụ thể về CĐS trong lĩnh vực BVMT, từ đó phát hiện các vấn đề cần phải hoàn thiện làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện CĐS thành công trong hoạt động BVMT.

Nhận diện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Ông Đặng Hoàng Hải - Nguyên Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Chuyển đổi số (CĐS) tại Việt Nam và Chương trình CĐS tại Bộ Công Thương.

Ông Lê Văn Khương - Giám đốc, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc (Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) giới thiệu Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.

Nhận diện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ông Đinh Văn Tôn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp giới thiệu một số nội dung CĐS trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và nhận diện CĐS trong hoạt động BVMT ngành Công Thương.

Nhận diện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

TS. Lại Văn Mạnh, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường trình bày tham luận quan hệ giữa chuyển đổi số, quản lý chất thải và kinh tế tuần hoàn.

Tại nội dung thảo luận, các đại biểu tại Hội thảo đã cùng thảo luận sôi nổi các vấn đề, trong đó: 1) Làm rõ những khó khăn đối với doanh nghiệp khi thực hiện CĐS; 2) Tính bảo mật thông tin và lưu trữ thông tin khi CĐS; 3) Sự ổn định của các nền tảng số khi có sự thay đổi về các quy định có liên quan; và 4) Những vấn đề cần hoàn thiện để CĐS thành công trong hoạt động BVMT.

Nhận diện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
TS. Đỗ Hữu Hào nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương
Nhận diện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Ông Lê Anh Tuấn, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO)
Nhận diện chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Kết luận Hội thảo, Tiến sỹ Trần Văn Lượng, Chủ tịch Hiệp hội CNMT xác định: 1) CĐS trong lĩnh vực BVMT nói chung và ngành Công Thương nói riêng thì bước đầu cần phải phát triển, hoàn thiện CDSL môi trường trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu lớn, trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện CSDL ngành Công nghiệp môi trường; 2) Hoàn thiện chính sách về thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, đặc biệt là cơ chế chia sẻ, liên thông dữ liệu giữa các bên để tận dụng, khai thác tối đa giá trị dữ liệu; 3) Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác CĐS; và 4) Đào tạo, nâng cao trình độ, nhận thức của khối nhân lực hoạt động trong lĩnh vực môi trường về công nghệ thông tin và CĐS.

Hội thảo kết thúc trong buổi sáng cùng ngày.

Đức Trọng

Đường dẫn bài viết: https://congnghiepmoitruong.vn/uu-tien-phat-trien-hoan-thien-co-so-du-lieu-moi-truong-tren-nen-tang-cong-nghe-dien-toan-dam-may-va-du-lieu-lon-8795.html

In bài viết