Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây: Điểm sáng của tỉnh Thừa Thiên Huế
Điểm dừng chân của các hãng tàu du lịch nổi tiếng thế giới
Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam, là một trong 46 cảng biển được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung (Huế - Đà Nẵng), khu du lịch trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương - Lăng Cô - Hải Vân, Vườn quốc gia Bạch Mã), đô thị du lịch quốc gia Huế và là cửa ngõ hướng ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với các cùng miền khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây (là nơi kết nối miền Trung Việt Nam với Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar).
Hơn nữa, Cảng Chân Mây còn hội tụ những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển, có độ sâu khu nước -12.5m không bị bồi lấp, đảm bảo cho nhiều tàu lớn cập cảng; sở hữu 2 cầu bến với tổng chiều dài 760m, độ sâu trước bến từ -9,4m đến -12,5m, hội đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển trở thành cảng công nghiệp du lịch tàu biển, có thể đón được các cỡ tàu du lịch mới nhất và lớn nhất thế giới.
Nhiều hãng tàu du lịch lớn nổi tiếng thế giới đã lựa chọn cảng Chân Mây là điểm dừng chân, hằng năm, đưa hàng trăm nghìn lượt khách quốc tế đến với Việt Nam. Dự kiến thời gian tới, con số này sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. |
Với những lợi thế và sự nhanh nhạy trong công tác điều hành hoạt động cảng, Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây đã chủ động liên kết với các đối tác để đầu tư mở rộng cảng, như việc hợp tác với hãng tàu Royal Caribbean theo hình thức ứng vốn đầu tư để nâng cấp Bến số 1 đủ điều kiện tiếp nhận tàu chở hàng trọng tải đến 50.000DWT, tàu container 2.800TEUs và tàu khách có tổng dung tích 225.282 GRT, trở thành một trong những cảng biển hàng đầu trong cả nước có thương hiệu về đón tàu khách. Từ đó, các hãng tàu du lịch nổi tiếng thế giới đã lựa chọn Cảng Chân Mây làm điểm dừng chân cố định trên các chuyến hành trình của mình như hãng Royal Caribbean, hãng TUI Cruise, Princrss Cruise, Costa Cruise, Silversea Cruise,… Hằng năm đã đưa hàng trăm nghìn lượt khách quốc tế đến với địa phương.
Ông Lê Chí Phai – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây cho biết, Bến số 1 được bố trí chuyên đón tàu khách và một số mặt hàng sạch. Vậy thì để giải quyết những khó khăn về tình trạng kẹt cầu bến cũng như nâng cao năng lực hàng thông qua cảng nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ kinh tế lâu dài thì việc đầu tư xây dựng thêm Bến số 2 càng trở nên cấp bách. Do đó, năm 2018, Bến số 2 được khởi công xây dựng, chính thức đưa vào hoạt động khai thác từ tháng 7/2021, được bố trí chuyên đón tàu container và một số mặt hàng phù hợp.
Vừa qua, tại Hội nghị kết nối Hãng tàu – Doanh nghiệp có hàng container qua cảng Chân Mây, hãng tàu RCL (Regional Container Lines) Thái Lan và Công ty CP Cảng Chân Mây đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc mở tuyến vận chuyển container quốc tế qua cảng biển Chân Mây. |
Việc đầu tư Bến số 2 đã giúp gia tăng năng lực cầu bến, gia tăng sức hút của Khu bến Chân Mây đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu vực, cơ bản đáp ứng quy hoạch Cảng Chân Mây theo quy hoạch phát triển quốc gia được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
Nhờ những nổ lực không biết mệt mỏi của Ban Lãnh đạo công ty cùng sự năng động, sáng tạo và cống hiến của toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty đã đưa Cảng Chân Mây vươn lên phát triển mạnh mẽ, ghi dấu trên bản đồ thế giới về một điểm đến cho những con tàu lớn và hạng sang trên thế giới, đồng thời khẳng định xu hướng phát triển du lịch bền vững.
Nỗ lực phát triển kinh tế cảng biển đi đôi với bảo vệ môi trường
Thời gian qua, trong bối cảnh nền kinh tế cả nước nói chung và ngành hàng hải nói riêng gặp không ít khó khăn do thiên tai, dịch bệnh Covid- 19, Công ty cổ phần Cảng Chân Mây đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Ông Phai cho biết thêm, từ cuối năm 2022, Cảng Chân Mây bắt đầu đưa vào khai thác hàng container bên cạnh hàng rời và hàng tổng hợp. Dịch vụ xếp dỡ container tại cảng dần tăng trưởng về sản lượng và doanh thu. Cơ sở hạ tầng, thiết bị, nhân lực và mạng lưới kết nối các hãng tàu đang hình thành và từng bước hoàn thiện. Lượng hàng hoá xuất nhập thông qua Cảng Chân Mây tăng mạnh, thúc đẩy ngành logistics của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, hỗ trợ ngành vận tải và các dịch vụ phụ trợ tăng quy mô và doanh thu.
Sau hơn 1 năm đưa vào khai thác hàng container, cảng Chân Mây đã thu hút được hơn 65 chuyến tàu container (21 chuyến tàu ngoại, 44 chuyến tàu nội địa), với sản lượng thông qua là 7.370 TEUs, tương đương 110.640 tấn hàng hóa. |
Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích, hiện nay Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng cảng biển tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Gắn phát triển cảng biển với bảo vệ môi trường là trách nhiệm và là nhiệm vụ quan trọng của công ty nói riêng cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Với đặc thù là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực nên công tác an toàn lao động, bảo vệ môi trường được công ty đặc biệt quan tâm, chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường.
Cụ thể, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, lỏng và chất thải công nghiệp được thực hiện nghiêm, đúng quy định; thực hiện việc giám sát, quan trắc môi trường đúng quy trình và định kỳ hằng năm để kịp thời xử lý, khắc phục khi có sự cố. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường; công tác giám sát, quản lý thi công được thực hiện sát sao. Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống sự cố tràn dầu, cháy nổ, an toàn lao động như: tổ chức diễn tập hằng năm để tăng cường năng lực đảm bảo an toàn cho môi trường và thích ứng với các lực lượng, phương tiện ứng phó với các sự cố, các tình huống xảy ra. Ngoài ra, đảm bảo công tác tổ chức, chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động có nguy cơ xảy ra tràn dầu. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan với các lực lượng, các đơn vị đang hoạt động tại cảng trong công tác phòng ngừa ô nhiễm môi trường, ứng phó với sự cố tràn dầu.
Tổ chức diễn tập hằng năm nhằm tăng cường năng lực đảm bảo an toàn cho môi trường và tăng cường sự thích ứng của các lực lượng, phương tiện ứng phó với sự cố tràn dầu. |
Ông Phai chia sẻ, công ty luôn quan tâm, tăng cường lắp đặt hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu, trang bị các thiết bị kỹ thuật phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tiến hành tham vấn công ty MIS (International Maritime Service, Inc) của Hoa Kỳ để khảo sát về vấn đề an toàn lao động, an ninh cảng biển, bảo vệ môi trường trong phạm vi của cảng và nhận được sự đánh giá cao của công ty MIS về các vấn đề trên.
Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như Cảng Chân Mây sẽ tiếp tục ưu tiên khai thác các tiềm năng lợi thế biển gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, xác định tiêu chí “Xanh, bền vững” đặt lên hàng đầu. Đồng thời, tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh trở thành mắt xích quan trọng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistic của miền trung và Hành lang kinh tế Đông - Tây. Góp phần vững chắc trên hành trình đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO
Tin mới
Khảo sát của Herbalife tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 9 trên 10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức k
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.