Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng mô hình kinh doanh bền vững

29/12/2020 08:21 Tăng trưởng xanh
Theo Báo cáo “Kinh doanh tốt hơn, Thế giới tốt hơn” của Ủy ban Kinh doanh và Phát triển bền vững (2017), đến năm 2030, những cơ hội kinh doanh bền vững nhằm thực hiện các mục tiêu toàn cầu có thể tạo ra một thị trường kinh doanh trị giá ít nhất 12.000 tỷ USD, tạo thêm 380 triệu việc làm toàn cầu, trong đó có khoảng gần 90% là ở các nước đang phát triển, mở ra rất nhiều cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp nếu biết nắm bắt thời cơ và đón đầu xu hướng kinh doanh bền vững.
Thực trạng chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững
loi ich cua doanh nghiep khi ap dung mo hinh kinh doanh ben vung

Những lợi ích chủ yếu mà doanh nghiệp có được khi áp dụng mô hình kinh doanh bền vững có thể kể đến như sau:

Nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp

Thế giới đang phát triển nhanh chóng nhờ vào nỗ lực cải cách, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, nhưng lại đang đối mặt với nhiều vấn đề như gia tăng khoảng cách giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế quá nhanh, quá nóng được coi là một trong những nguyên nhân của tình trạng này. Vì vậy, tăng trưởng thịnh vượng đi đôi với bền vững về môi trường, hòa nhập xã hội là những trụ cột chính của các quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Được công nhận là "doanh nghiệp bền vững" thông qua việc qua việc thể hiện doanh nghiệp mình là một doanh nghiệp tôn trọng không chỉ yếu tố kinh tế mà cả yếu tố môi trường và trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao uy tín, khẳng định giá trị thương hiệu và mở ra những cơ hội kinh doanh mới, gia tăng lòng tin của đối tác, nhà đầu tư và cổ đông. Song song đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thuyết phục được người lao động và các tổ chức tín dụng hơn, có lợi thế hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên thị trường lao động cũng như nguồn vốn cần thiết để mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần vào việc phát triển kinh tế xanh.

Khai thác hiệu quả tài nguyên, nâng cao năng suất và giảm chi phí

Các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững thường đầu tư nhiều trong công đoạn thiết kế, xây dựng chiến lược, định hướng sản phẩm. Vì vậy mà trên thực tế, về lâu dài, việc áp dụng mô hình phát triển bền vững thường sẽ giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả tài nguyên, sử dụng năng lượng hợp lý, hướng đến nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất của nhân viên, nâng cao hiệu suất của các yếu tố đầu vào, qua đó tối ưu hóa chi phí, hạn chế những yếu tố mang tính hệ thống của vấn đề bảo vệ môi trường và nhiều vấn đề xã hội tác động đến doanh nghiệp.

Nâng cao nhận thức và khả năng tuân thủ, thúc đẩy hành vi kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp

Đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên năng lượng và tác động môi trường đang ngày càng trở nên vô cùng đáng quan ngại, nhiều quốc gia đã ban hành ngày càng nhiều các quy định về bảo vệ môi trường. Gắn kết phát triển bền vững vào hoạt động kinh doanh ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tuân thủ những quy định đang liên tục thay đổi và ngày càng chặt chẽ, giúp các doanh nghiệp hội nhập được vào thị trường thế giới, dễ dàng hơn trong việc tìm được tiếng nói chung với người tiêu dùng và nhà cung cấp trên toàn cầu. Do đó, việc tuân thủ luật lệ và các quy định sẽ được thực hiện từ chính ý thức chủ động của doanh nghiệp chứ không còn là những quy định mang tính hành chính, hình thức nữa. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về kinh doanh có trách nhiệm từ nhà mua, từ thị trường, từ cộng đồng xã hội.

Theo Cục Phát triển doanh nghiệp
Xin chờ trong giây lát...

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phiên bản di động