Phân loại các đối tượng phải có giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý, giám sát của mình. |
Tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Trong đó:
Nhóm I – nhóm các dự án nguy cơ cao, gây ra tác động xấu cho môi trường, bao gồm:
Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chứa nhiều rủi ro gây ô nhiễm môi trường diện rộng, công suất lớn. Dự án xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài;
Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tuy khả năng gây ô nhiễm ở ngưỡng trung bình, nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường. Hoặc dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinhd oanh, dịch vụ nhưng chứa đựng tủi ro gây ô nhiễm với quy mô, công suất lớn, kèm theo các yếu tố nhạy cảm về môi trường;
Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước và khu vực biển với quy mô lớn;
Dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản với quy mô lớn, công suất cao hoặc có yếu tố nhạy cảm về môi trường.
Dự án liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất có quy mô trung bình trở lên;
Dự án buộc phải di dân, tái định cư quy mô lớn.
Nhóm II – nhóm tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu tới môi trường, bao gồm:
Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm môi trường ở quy mô, công suất trung bình, hoặc có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
Dự án không thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, vừa có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
Dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản với quy mô trùng bình, hoặc nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
Dự án liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mặc dù quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
Dự án buộc phải di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Nhóm III – nhóm dự án ít có nguy cơ tác động xấu lên môi trường, bao gồm:
Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô, công suất nhỏ;
Dự án không phải là hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng có nguy cơ gây phát thải không khí hoặc phát dinh các chất nguy hại.
(Trường hợp các dự án đầu tư nêu trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường)
Dự án đần tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý;
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định tại: Khoản 4, Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I; 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động tước ngày Luật này có hiệu thực thi hành có tiêu chí về môi trường như sự án đầu tư nhóm I;
Những đối tượng không thuộc 02 trường hợp trên thì thời hạn của giấy phép môi trường là 10 năm.
Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn nêu trên theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp./.