Các nước hoan nghênh và ủng hộ mạnh mẽ Hiệp định thứ 3 về thực thi UNCLOS

22/06/2023 08:49 Tăng trưởng xanh
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) được xem là bản Hiến pháp của đại dương, thì "Hiệp định về đa dạng sinh học biển của các khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia" (BBNJ) chính là văn bản nhằm hiện thực hóa Hiến pháp này.

Ngày 19/6 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), với đa số các nước hoan nghênh và ủng hộ mạnh mẽ, Hội nghị liên chính phủ của Liên hợp quốc đã chính thức thông qua “Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia”, còn gọi là Hiệp định về Biển cả, đánh dấu sự ra đời của văn kiện thứ ba thực thi Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Bà Rena Lee, Chủ tịch Hội nghị liên Chính phủ, mô tả việc xây dựng Hiệp định là “một công cuộc to lớn và có ý nghĩa sống còn”. Nếu tính cả các hoạt động trù bị cho Hội nghị liên Chính phủ và hoạt động vận động trong Đại hội đồng Liên hợp quốc, quá trình này kéo dài gần 20 năm.

UNCLOS quy định quyền tự do hàng hải, tự do đánh cá trên biển cả ngoài vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời quy định khoáng sản trong vùng đáy biển trên thềm lục địa của các nước, là di sản chung của nhân loại; thành lập cơ chế cấp phép, phân bổ lợi ích từ khai mỏ dưới đáy biển khơi, song chưa có cơ chế tương tự đối với nguồn gien biển. Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vùng ngoài quyền tài phán quốc gia cụ thể hóa và phát triển UNCLOS trên khía cạnh này. Đây là Hiệp định thứ 3 thực thi UNCLOS, sau văn kiện về đàn cá di cư và văn kiện nhằm thực thi Phần XI của Công ước.

Các nước hoan nghênh và ủng hộ mạnh mẽ Hiệp định thứ 3 về thực thi UNCLOS

Hiệp định thứ 3 này gồm: 17 chương, 76 điều, 2 phụ lục với nội dung chính xoay quanh một số vấn đề gồm:

(1) Chia sẻ lợi ích nguồn gene biển;

(2) Thiết lập vùng bảo tồn biển;

(3) Đánh giá tác động môi trường;

(4) Xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ;

(5) Vấn đề chung như: cơ chế ra quyết định của Hội nghị các quốc gia thành viên, thành lập, vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính...;

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.

Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn đàm phán, khẳng định kết quả thành công ngày hôm nay thể hiện cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Hội nghị trong việc đạt được một văn kiện nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia.

Đại sứ đánh giá Hiệp định này sẽ củng cố hơn nữa Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) - bản Hiến pháp của đại dương, khuôn khổ pháp lý toàn diện cho mọi hoạt động trên biển; tăng cường chủ nghĩa đa phương, là một dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế và góp phần thực hiện Thập kỷ Liên hợp quốc về khoa học biển phục vụ phát triển bền vững, thực hiện Mục tiêu phát triển thứ 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển phục vụ phát triển bền vững./.

Linh Nguyên
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động