Hiệp định thương mại tự do (FTA): Khó khăn và thách thức về lĩnh vực môi trường
Theo Bộ Công Thương, việc tham gia các FTA đã mang lại cho Việt Nam những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm nhẹ các khó khăn đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp do đại dịch Covid-19 gây ra trong 2 năm gần đây. Việc triển khai các FTA cũng đang đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư từ các đối tác có FTA với Việt Nam. Những tác động tích cực khác cũng có thể quan sát được trong lĩnh vực công nghiệp, như tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng thô, sơ chế, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến...
Tổng hợp các FTA của Việt Nam
TT | FTA | Hiện trạng | Đối tác |
FTAs đã có hiệu lực | |||
1 | Có hiệu lực từ 1993 | ASEAN | |
2 | Có hiệu lực từ 2003 | ASEAN, Trung Quốc | |
3 | Có hiệu lực từ 2007 | ASEAN, Hàn Quốc | |
4 | Có hiệu lực từ 2008 | ASEAN, Nhật Bản | |
5 | Có hiệu lực từ 2009 | Việt Nam, Nhật Bản | |
6 | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Ấn Độ | |
7 | Có hiệu lực từ 2010 | ASEAN, Australia, New Zealand | |
8 | Có hiệu lực từ 2014 | Việt Nam, Chi Lê | |
9 | Có hiệu lực từ 2015 | Việt Nam, Hàn Quốc | |
10 | Có hiệu lực từ 2016 | Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan | |
11 | (Tiền thân là TPP) | Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019 | Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia |
12 | Có hiệu lực tại Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/06/2019 Có hiệu lực đầy đủ với toàn bộ các nước thành viên từ ngày 12/02/2021. | ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc) | |
13 | Có hiệu lực từ 01/08/2020 | Việt Nam, EU (27 thành viên) | |
14 | Có hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021, có hiệu lực chính thức từ 01/05/2021 | Việt Nam, Vương quốc Anh | |
15 | Có hiệu lực từ 01/01/2022 | ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand | |
FTAs đang đàm phán | |||
16 | Khởi động đàm phán tháng 5/2012 | Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) | |
17 | Khởi động đàm phán tháng 12/2015 | Việt Nam, Israel |
Quy định về môi trường trong các FTA
Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết 15 FTA ở cả cấp độ song phương và nhiều bên, qua đó thiết lập được quan hệ thương mại tự do với nhiều nước đối tác thương mại hàng đầu trên thế giới, có thể chia làm hai loại FTA, FTA thế hệ cũ và FTA thế hệ mới. Trong 15 FTA mà Việt Nam đã ký kết, có 8 FTA “thế hệ cũ” bao gồm: FTA Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chi Lê, Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC, ASEAN - Australia - NewZealand, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản. Các FTA thế hệ cũ mà Việt Nam đã ký kết phần lớn tập trung vào các nghĩa vụ truyền thống như việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do đối với hàng hóa và dịch vụ. Đối với các FTA này, nội dung liên quan đến các vấn đề môi trường mới chỉ được đề cập mang tính khái quát chung. FTA ASEAN có quy định về việc vận chuyển sản phẩm hàng hóa nguy hiểm đến môi trường hoặc hợp tác liên quan đến môi trường.
![]() |
Việc tham gia các FTA đã mang lại cho Việt Nam những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm nhẹ các khó khăn đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp do đại dịch Covid-19 gây ra trong 2 năm gần đây |
Đối với các “FTA thế hệ mới”, khác với những FTA truyền thống hay thế hệ cũ mà Việt Nam đã tham gia, những FTA thế hệ mới có phạm vi rộng hơn, nội dung vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Các nội dung của các FTA này bao gồm cả các nghĩa vụ mang tính pháp lý cho cả các lĩnh vực khác liên quan như môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ,… Các FTA này khi có hiệu lực sẽ tác động rất mạnh tới thể chế của các bên liên quan.
Trong số các FTA thế hệ mới Việt Nam tham gia ký kết và phê chuẩn thời gian qua, Hiệp định CPTPP (đã phê chuẩn và có hiệu lực) và Hiệp định EVFTA (đã ký kết) là hai FTA khu vực tiêu chuẩn và điển hình về mức độ cam kết cao, độ phủ rộng với nhiều lĩnh vực và nội dung mới, chưa từng có trong các FTA truyền thống trước đây, ví dụ như sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, lao động, môi trường,… Nội dung môi trường (Chương Môi trường) trong Hiệp định CPTPP hay phát triển bền vững (Chương Phát triển bền vững) trong Hiệp định EVFTA bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan. Giữa hai Hiệp định tiêu chuẩn này có nhiều nội dung/lĩnh vực giống nhau. so sánh về tính phức tạp và mức độ cam kết, ràng buộc về môi trường thì Hiệp định CPTPP vẫn cao hơn so với Hiệp định EVFTA. Điều đáng chú ý và cần phải quan tâm hơn đối với Hiệp định CPTPP (khác so với Hiệp định EVFTA) đó là các nội dung cam kết về môi trường của Hiệp định CPTPP là đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp, có sử dụng chế tài (áp dụng các biện pháp trừng phạt hay trả đũa về thương mại) đối với các trường hợp vi phạm các cam kết và nghĩa vụ.
Những khó khăn và thách thức
Là một quốc gia đang phát triển với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế, việc thực thi một cách đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến môi trường cam kết trong các FTA đặt ra những áp lực và thậm chí là rủi ro không nhỏ đối với Việt Nam, cụ thể:
Hệ thống chính sách và pháp luật về môi trường vẫn đang trong quá trình tiếp tục được hoàn thiện. Tuy đã có nhiều chính sách, pháp luật và môi trường được ban hành, nhưng khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực môi trường còn chưa đầy đủ và thậm chí còn chồng chéo trong một số lĩnh vực cụ thể, gây khó khăn cho việc thực thi các cam kết quốc tế;
Thực thi pháp luật về môi trường chưa thực sự hiệu quả như mong muốn. Mặc dù đã có các luật và nhiều quy định về bảo vệ môi trường cùng với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm pháp luật về môi trường, nhưng hiện vẫn còn nhiều vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện, trong đó có những vụ việc vi phạm nghiêm trọng về môi trường;
Nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường của một bộ phận còn chưa cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thời gian qua, mặc dù đã có chuyển biến về nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường, tuy nhiên xuất phát từ lý do phát triển kinh tế hoặc khó khăn về kinh tế mà ý thức bảo vệ môi trường của đa số người dân, doanh nghiệp, thậm chí ở cả một số cán bộ làm công tác quản lý vẫn còn nhiều hạn chế;
Năng lực và kinh nghiệm của một số cán bộ trong việc xử lý các vấn đề thương mại quốc tế có liên quan đến môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Môi trường trong các FTA nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng là nội dung mới. Hiện nhiều cán bộ quản lý nhà nước có liên quan chưa từng giải quyết hoặc được tiếp cận rất ít vấn đềnày, do vậy những cán bộ này không có nhiều kinh nghiệm trong xử lý các vấn đề thương mại quốc tế liên quan đến môi trường;
Nguồn lực về tài chính dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Khó khăn về tài chính sẽ dẫn đến việc không có sự đầu tư thỏa đáng cho các công nghệ hiện đại và các đầu tư khác cho hoạt động bảo vệ môi trường. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng và tuân thủ các nghĩa vụ và tiêu chuẩn cao đã cam kết trong các FTA, đặc biệt là trong Hiệp định CPTPP;
Cùng với việc xóa bỏ dần các rào cản thương mại, việc nhập khẩu hàng hóa, vật tư, công nghệ trong điều kiện quy định tiêu chuẩn về môi trường còn thấp và năng lực kiểm soát tuân thủ còn chưa chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ Việt Nam trở thành bãi chứa các thiết bị, dây chuyền lạc hậu, là nơi tiêu thụ các loại hàng hóa kém chất lượng. Các hiệp định FTA nói chung và CPTPP nói riêng sẽ thúc đẩy tăng trưởng đối với một số ngành công nghiệp như dệt nhuộm, da dày, thủy sản, chế biến gỗ, sản xuất linh kiện điện tử,… những lĩnh vực sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao;
Gia tăng áp lực từ việc áp dụng các quy định môi trường. Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế về kinh tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam, trong đó có việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm Việt Nam tới nhiều nơi trên thế giới, tạo nhiều điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp, các ngành sản xuất phục vụ cho xuất khẩu của Việt Nam phát triển mạnh mẽ những năm qua.
Tuy nhiên, đối với nhiều khu vực và thị trường, việc xuất khẩu hàng hóa cũng phải chịu nhiều sức ép liên quan đến việc phải tuân thủ các quy định và rào cản thương mại về môi trường của các nước nhập khẩu (thông thường là các nước phát triển có hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường cao). Đây là một trong những cản trở lớn đối với Việt Nam, một nước đang có lợi thế về xuất khẩu các mặt hàng có tính nhạy cảm về môi trường như nông sản, lâm sản và thủy sản.
Tin mới
Tin khác

Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
