Nhiều lợi thế cho nhà đầu tư kinh doanh tại khu công nghiệp

03/03/2020 15:57 Tăng trưởng xanh
Với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhiều khu công nghiệp đã được xây dựng để phát triển kinh tế và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở nhiều địa phương và các tỉnh lân cận. Việc phát triển các khu công nghiệp (KCN) không những góp phần quy hoạch, ổn định kinh tế mà còn là thị trường màu mỡ để nhiều người đầu tư, ăn theo KCN để làm giàu.
Nhà đầu tư BĐS du lịch chọn dự nào để đảm bảo dòng vốn sinh lời?

Bất động sản công nghiệp tại Thái Nguyên chưa có dấu hiệu chững

Năm 2019, thương chiến Mỹ - Trung tiếp tục leo thang và các hiệp định thương mại tự do đã thúc đẩy các công ty di dời nhà máy sang thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, với lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ càng thúc đẩy Việt Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn.

Tại miền Bắc, Công ty Tư vấn JLL Việt Nam cho biết, giá thuê trung bình ở các KCN hiện là 95 USD/m2, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái và giá chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do nhu cầu mạnh mẽ đến từ các nhà đầu tư.

Các KCN tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương… được kỳ vọng là điểm sáng tăng trưởng trong năm 2020.

nhieu loi the cho nha dau tu kinh doanh tai khu cong nghiep
Thái Nguyên còn nhiều dư địa phát triển BĐS công nghiệp (Ảnh: internet)

Riêng tại Thái Nguyên có 06 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung với quy mô 1.420 ha. UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 17 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 352,8 triệu USD, trong đó, có 15 dự án trong KCN và 02 dự án ngoài KCN. Lũy kế hết năm 2019, trên địa bàn tỉnh hiện có 143 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 8.031,8 triệu USD (tương đương khoảng 187 nghìn tỷ đồng), trong đó vốn giải ngân đạt trên 90%.

Sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng các KCN này thu hút lượng lớn chuyên gia, quản lý trong và ngoài nước, cũng như hàng vạn công nhân từ các địa phương khác đến làm việc, tạo ra sức cầu lớn về nhà ở và các dịch vụ kèm theo. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy các KCN phát triển theo hướng bất động sản công nghiệp kết hợp với dịch vụ.

Mở ra cơ hội “hốt bạc” từ kinh doanh dịch vụ tại khu công nghiệp

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát triển thành công mô hình này, như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức… Tại Việt Nam, một số chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng đầu tư đồng bộ khu đô thị, dịch vụ liền kề KCN, tạo thành tổng thể một KCN, đô thị, dịch vụ, như: KCN Long Hậu – Long An, KCN Vsip … Một số KCN đang chuyển hướng và xây dựng theo mô hình này như KCN Apec Điềm Thụy Thái Nguyên, KCN Rạng Đông - Nam Định, KCN Yên Phong 2 – Bắc Ninh, KCN Quang Minh… Việc phát triển mô hình này sẽ góp phần giải quyết được vấn đề về nhà ở công nhân, thiết chế văn hóa đảm bảo cuộc sống của người lao động trong KCN và sau này tiến tới xây dựng môi trường làm việc, sinh sống đẳng cấp quốc tế với các ngành sản xuất công nghệ cao, hiện đại gắn với các trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong các lĩnh vực đó.

nhieu loi the cho nha dau tu kinh doanh tai khu cong nghiep
Các dịch vụ tại KCN làm phong phú hơn đời sống cho công nhân và kỹ sư ((Ảnh: internet)

Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh Thái Nguyên có hơn 133 doanh nghiệp đã hoạt động trong các KCN với trên 81.000 lao động. Chỉ tính riêng tại KCN Apec Điềm Thụy, toàn dự án có tổng diện tích 170ha trong đó, có 101.7 ha đất dành cho xây dựng nhà máy, KCN này có thể tiếp nhận 30 doanh nghiệp vào hoạt động với số lượng công nhân ước tính khoảng 12.000 công nhân.

Vì vậy, ngoài khu chức năng là khu sản xuất công nghiệp, KCN Apec Điềm Thụy còn có các khu chức năng khác, như các khu dịch vụ có thể kinh doanh các loại hình: Dịch vụ ăn uống, mầm non, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí cho người lớn như quán karaoke, bida, dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ bình dân, gym, spa, xông hơi… để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ cho 12.000 công nhân tại KCN này.

nhieu loi the cho nha dau tu kinh doanh tai khu cong nghiep
Khu dịch vụ tại KCN Apec Điềm Thụy

KCN Apec Điềm Thụy hướng tới các ngành nghề thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như: ngành cơ khí chế tạo máy, ô tô, nhóm ngành vật liệu xây dựng, chế tọa và sản xuất sau luyện thép, sản xuất vi, điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin; nhóm ngành sản phẩm công nghiệp nhẹ; nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy sản… Đây cũng là KCN tập trung của tỉnh trong đó phát triển các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô, điện tử, chế biến thực phầm, dụng cụ y tế,… công nghiệp nhẹ ít độc hại.

Mô hình KCN kết hợp chuỗi dịch vụ sẽ không chỉ góp phần thu hút các nhà đầu tư vào phát triển KCN Việt Nam, tăng nguồn ngân sách cho các địa phương, nâng cao đời sống của người lao động mà còn là cơ hội “hốt bạc” không thể bỏ qua của các nhà đầu tư.

Thanh Vân
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động