Công trình khai thác quặng apatit khai trường 25 (Bắc Nhạc Sơn)

Bài 1: Công nghệ khai thác quặng apatit

14/05/2020 13:40 Công nghệ, thiết bị
Dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng apatit khai trường 25 (Bắc Nhạc Sơn), xã Quang Kim và xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai do Công ty Cổ phần tập đoàn Hóa chất Đức Giang làm chủ đầu tư có công suất khai thác 670.000 tấn/năm, với thời hạn khai thác là 06 năm.
Khai thác quặng Bauxite và những ảnh hưởng tác động đến môi trường
bai 1 cong nghe khai thac quang apatit
Tổng diện tích đất sử dụng của Dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng apatit khai trường 25 (Bắc Nhạc Sơn) là 36,49 ha.

Tổng diện tích đất sử dụng của Dự án là 36,49 ha, gồm: 01 khai trường khai thác quặng Apatit diện tích 28,87ha; 01 bãi thải ngoài Tây Bắc diện tích 1,64ha; khu vực mặt bằng sân công nghiệp diện tích 1,83ha; khu vực khác diện tích 4,15 ha (gồm một phần bãi thải Đông Bắc phía ngoài khai trường diện tích 0,304 ha; khu vực không khai thác diện tích 3,846 ha).

Dự án áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng kết hợp với khấu theo lớp xiên vận tải trực tiếp bằng ô tô. Sử dụng công nghệ khai thác: Khoan - Nổ mìn - Xúc bốc - Vận tải, với 2 quy trình khai thác như sau:

Tại khu vực gần các đối tượng nhạy cảm như đường giao thông, trường học và các đối tượng cần bảo vệ khác: tiến hành bóc tầng phủ bằng máy xúc → Khoan, nổ mìn với lỗ khoan đường kính nhỏ từ 38 - 45 mm (nổ mìn bằng kíp vi sai, phương pháp phân đoạn lượng thuốc nổ trong lỗ khoan bằng cột không khí và sử dụng bua mìn trộn với đất sét, đất đồi với quy mô nổ nhỏ theo hộ chiếu thiết kế được phê duyệt) → Xúc bốc → Vận tải (đất, đá thải vận chuyển về bãi thải; quặng nguyên khai vận chuyển về Nhà máy chế biến). Ngoài ra, trong từng trường hợp tại những khu vực khai trường có đá mềm yếu áp dụng phương pháp phá đá bằng cơ học (búa chèn) không sử dụng nổ mìn.

Tại khu vực khai thác có khoảng cách >150 m so với trường học, đường giao thông và các các đối tượng cần bảo vệ khác: tiến hành bóc tầng phủ bằng máy xúc → khoan, nổ mìn với lỗ khoan đường kính trung bình từ 76 -110mm (nổ mìn bằng kíp vi sai, phương pháp phân đoạn lượng thuốc nổ trong lỗ khoan bằng cột không khí và sử dụng bua mìn trộn với đất sét, đất đồi với lượng thuốc nổ theo hộ chiếu thiết kế được phê duyệt) → Xúc bốc → Vận tải (đất, đá thải vận chuyển về bãi thải; quặng nguyên khai vận chuyển về Nhà máy chế biến).

Để tận dụng tối đa không gian đổ thải bãi thải trong, giảm cung độ vận tải cũng như giảm thiểu diện tích chiếm dụng đất làm bãi thải ngoài, chủ đầu tư đã áp dụng hình thức khai thác cuốn chiếu, kết hợp đổ thải trong và ngoài, khai thác đến đâu sẽ tiến hành đổ thải đến đó, hướng khấu phát triển từ phía Tây Bắc về phía Đông Nam khai trường cho tới khi kết thúc mỏ,

Đất, đá thải được vận chuyển ra bãi thải ngoài và các bãi thải trong. Sản phẩm quặng được xúc bốc lên phương tiện vận chuyển. Quặng loại I được vận chuyển về Tổ hợp Nhà máy hóa chất Đức Giang - Lào Cai, Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng cách Dự án khoảng 40km để chế biến thành sản phẩm. Quặng loại III trong 2 năm đầu vận chuyển về Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam với quãng đường vận chuyển cách Dự án khoảng 13 km để chế biến thành sản phẩm. Các năm tiếp theo Quặng loại III vận chuyển về Nhà máy tuyển xây mới của Công ty.

Các hạng mục công trình chính của Dự án, gồm: Khai trường mỏ diện tích 28,87 ha; Bãi thải trong (04 bãi thải trong): bãi thải Tây Bắc diện tích 5,66 ha, bãi thải Trung tâm diện tích 5,61 ha, bãi thải Đông Nam diện tích 0,76 ha và bãi thải Đông Bắc diện tích 0,57 ha; Bãi thải ngoài Tây Bắc diện tích 1,64 ha; Tuyến đường công vụ phía Đông Bắc chiều dài 391,63m; Tuyến đường công vụ phía Đông chiều dài 687,8m; Đập chắn chân bãi thải ngoài Tây Bắc dài 364,62m; Khu vực mặt bằng sân công nghiệp diện tích 1,83 ha.

Thu Nga
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động