Dự án Đầu tư xây dựng công trình Cải tạo mở rộng mỏ than Đèo Nai - Công ty cổ phần than Đèo Nai - TKV (điều chỉnh)

Bài 2: Công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

01/07/2020 08:44 Công nghệ, thiết bị
Dự án Đầu tư xây dựng công trình Cải tạo mở rộng mỏ than Đèo Nai - Công ty cổ phần than Đèo Nai - TKV (điều chỉnh) công suất 1,75 triệu tấn than nguyên khai/năm, sử dụng công nghệ khai thác khoan - nổ mìn, kết hợp máy gạt và máy xúc thủy lực gầu ngược để khai thác than.
Bài 1: Chất thải phát sinh từ Dự án tác động tới môi trường
bai 2 cong trinh va bien phap bao ve moi truong
Sử dụng xe phun nước chuyên dụng để phun nước dập bụi tại các tuyến đường vận tải than bằng ô tô.

Thu gom và xử lý nước thải

Đối với nước mưa chảy tràn, hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn bề mặt khu vực mỏ → thu gom bằng hệ thống mương rãnh thu nước → thoát ra suối Hóa Chất, sau đó ra vịnh Bái Tử Long (hoặc từ mương rãnh thoát ra suối Hào Bắc).

Đối với nước thải moong khai thác, hệ thống thu gom phần lưu tụ dưới mức thoát nước tự chảy được thu về đáy moong → bơm cưỡng bức lên hố thu nước mức -120 và lên bể điều lưu mức +35 → tự chảy về cửa lò thoát nước mức +28 → trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu. Trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu do Công ty TNHH MTV Môi trườngTKV quản lý và vận hành. Chủ dự án ký hợp đồng xử lý nước thải hàng năm với Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV để xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) trước khi thải ra ngoài. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu” được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2009. Trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu đã được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước tại Giấy phép số 2652/GP-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trạm xử lý nước thải đã được lắp đặt thiết bị quan trắc tự động liên tục và truyền dẫn số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh.

Đối với nước thải của các phân xưởng cơ điện và vận tải, nước thải có váng dầu mỡ được thu gom về bể lắng, sau đó chảy sang bể tách dầu kiểu tuyển nổi. Nước sau xử lý tại bể tách váng dầu sẽ được đưa về trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu để xử lý trước khi cho thoát ra môi trường. Các hạt dầu nổi trên bề mặt được thu gom vào thùng phuy, sau đó vận chuyển về kho chứa CTNH và thuê đơn vị có đủ chức năng vận chuyển đi xử lý theo quy định đối với CTNH.

Lắp đặt 04 bể tách dầu, mỗi bể có dung tích 200m3 tại phân xưởng sửa chữa ô tô (03 bể) và phân xưởng cơ điện (01 bể) để xử lý nước thải nhiễm dầu.

Đối với nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt (tại khu vực văn phòng công trường)→ bể tự hoại (nước xí tiểu)→ đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của dự án→ dẫn về trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Chủ dự án phải ký hợp đồng thỏa thuận với Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV để thu gom, xử lý nước thải của dự án tại Trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu theo quy định hiện hành.

Giảm thiểu bụi, khí thải

Biện pháp giảm thiểu bụi: Áp dụng phương pháp khoan ướt, phương pháp nổ mìn tiên tiến như nổ mìn vi sai phi điện kết hợp thuốc nổ có tác dụng tích cực đến môi trường như Anfo để giảm thiểu phát tán bụi và khí thải. Đối với công đoạn sàng tuyển và chế biến than: Sử dụng bạt che bãi than; sử dụng hệ thống phun sương chống bụi đã xây dựng hoàn thiện tại cụm sàng kho than tại mặt bằng +83 để chống bụi cho khu vực này. Lắp đặt hàng rào bằng lưới và hệ thống phun sương dập bụi để giảm thiểu bụi cho khu vực kho than 260N và khu chế biến sàng 5. Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân (mũ, khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ,..) và thay thế định kỳ hoặc khi hỏng, rách.

Đối với công đoạn vận chuyển than, sử dụng xe phun nước chuyên dụng để phun nước dập bụi tại các tuyến đường vận tải than bằng ô tô. Sử dụng các ô tô có thùng kín, bạt che để chở than. Không chở quá trọng tải và hạn chế rơi vãi than trong quá trình vận chuyển. Rửa xe trước khi ra khỏi công trường sản xuất của Công ty. Trồng cây dọc tuyến đường vận chuyển (tại các vị trí còn thiếu). Sử dụng các băng tải kín hiện có để vận chuyển than thành phẩm.

Giảm thiểu bụi tại bãi thải: Đổ thải theo đúng hộ chiếu, đúng kế hoạch, theo phân tầng. Thực hiện cải tạo phục hồi ngay sau khi kết thúc đổ thải tại bãi thải.

Giảm thiểu khí thải: Kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ các phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị. Áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện, kết hợp với thuốc nổ có ít tác động tiêu cực tới môi trường như thuốc nổ ANFO. Trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang có lớp than hoạt tính cho công nhân, đặc biệt là công nhân tại khu vực sàng tuyển và chế biến than.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: uân thủ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh.

Thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường

Các biện pháp giảm thiểu: Trình tự đổ thải - Đổ thải đồng thời tại cả hai bãi thải là bãi thải trong Lộ Trí - Nam Lộ Trí, bãi thải Đông Khe Sim - Nam Khe Tam. Đổ thải vào bãi thải Tây Lộ Trí: đổ thải trong năm 2021 và 2022, mỗi năm đổ 5 triệu m3. Tại bãi thải Tây Lộ Trí, mỏ Tây Lộ Trí và Đông Đá Mài tiến hành đổ thải trước vào các tầng phía dưới cao trình +200m (đổ thải trong và lấp moong). Mỏ Đèo Nai đổ thải sau khi dự án Tây Lộ Trí kết thúc. Từ tuyến đường vận tải hiện có (tuyến đường ra bãi thải Đông Khe Sim và Nam Khe Tam) tiến hành đổ thải dốc xuống tại các cao trình: +270m, +250m và +200m. Kết thúc đổ thải tại cao trình +270m. Bãi thải Khe Tam-Dương Huy: đổ thải trong năm 2022, khối lượng đổ thải năm 2022 là 4 triệu m3. Từ tuyến đường ra bãi thải Đông Khe Sim, mỏ Đèo Nai sẽ theo tuyến đường nối mặt bằng +270m với đường Khe Tam - Ngã Hai 6 của Công ty than Tây Nam Đá Mài tiếp cận bãi thải và tiến hành đổ thải theo từng phân lớp từ thấp đến cao. Năm 2022 mỏ Đèo Nai đổ thải đến cao trình +180m.

Áp dụng công nghệ đổ thải ô tô kết hợp với máy gạt. Đất đá bóc: đất đá đã nổ mìn từ các gương tầng được máy xúc xúc lên ôtô chở ra bãi thải và đổ trực tiếp xuống sườn tầng. Trên bãi thải chia thành các khu vực công tác cho từng loại thiết bị vận tải gồm khu vực đổ thải của xe 90÷100 tấn, khu vực đổ thải của xe 55÷60 tấn. Đất đá từ khu vực sàng tuyển: được gom chất đống, sau đó được máy xúc lật chất lên ô tô tự đổ chở ra bãi thải. Toàn bộ đất đá từ khu vực sàng tuyển đổ vào bãi thải trong Lộ Trí - Nam Lộ Trí. Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị làm việc trên mặt bãi thải, tại mép tầng thải cần tạo đê an toàn. Đê an toàn tại từng khu vực khác nhau có chiều cao khác nhau và phải phù hợp với thiết bị vận tải, cụ thể: Khu vực đổ thải của xe 90÷100 tấn: đê an toàn có chiều cao tối thiểu 1,35m; Khu vực đổ thải của xe 55÷60 tấn: đê an toàn có chiều cao tối thiểu 1,2m.

Hệ thống đê đập bãi thải: Đê chắn đất chân bãi thải Đông Khe Sim - Nam Khe Tam; Đê chắn đất chân bãi thải Tây Lộ Trí; Đập chắn chân bãi thải Đông Khe Sim - Nam Khe Tam (Đập số 1); Đập chắn chân bãi thải Đông Khe Sim - Nam Khe Tam (Đập số 2); Đập chắn chân bãi thải Đông Khe Sim - Nam Khe Tam (Đập số 3); Đập chắn chân bãi thải Đông Khe Sim - Nam Khe Tam (Đập số 4).

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải sinh hoạt trong quá trình thi công và vận hành Dự án bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Phối hợp với chính quyền địa phương xác định vị trí đổ đất, đá thải; tuân thủ việc đổ thải đất đá tại bãi thải theo đúng thiết kế và quy định pháp luật hiện hành; áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý bãi thải đảm bảo việc đổ thải đất đá thải đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường.

Thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

Các biện pháp giảm thiểu: Toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh đã được chủ Dự án thu gom, phân loại và tập kết tại 04 nhà kho chứa CTNH theo quy định. Tại mỗi khu vực lắp 7 đặt biển cảnh báo, bình chữa cháy, thùng cát kèm xẻng xúc cát, nền kho lưu giữ chất thải được lót VXM M75. Chủ dự án thuê đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo quy định.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ chất thải nguy hại trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành Dự án bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt

Các biện pháp giảm thiểu: Bố trí các thùng rác tại các khu vực phát sinh chủ yếu, bao gồm: nhà ăn số 02; nhà ăn số 11; công trường khoan, xúc, gạt; băng tải; phân xưởng trạm mạng; các phân xưởng vận tải 4; 5, 6, 8 và phân xưởng vận tải phục vụ; công trường chế biến than. Bổ sung thay thế các thùng rác hỏng. Bố trí thu rác vào các ngày thứ ba và thứ bảy hàng tuần; mỗi lần thu 01 chuyến (dung tích 400 lít/chuyến). Công ty cổ phần than Đèo Nai-Vinacomin ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Cẩm Phả để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, chấn động và ô nhiễm khác

Các biện pháp giảm thiểu: Thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung: thường xuyên bảo dưỡng máy, thiết bị làm việc tại mỏ, trang bị bảo hộ cho người lao động. Phối hợp với các mỏ xung quanh Dự án thống nhất thời gian nổ mìn để tránh tác động cộng hưởng do nổ mìn.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan, đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình vận hành Dự án; QCVN 02:2008/BCT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong 8 bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và QCVN 04:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác lộ thiên.

Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính: 04 bãi thải: bãi thải Đông Khe Sim và Nam Khe Tam, bãi thải Tây Lộ Trí, bãi thải trong Lộ Trí - Nam Lộ Trí, bãi thải Nam Khe Tam - Dương Huy. Tổng diện tích là 828,07ha.

04 bể tách dầu (03 bể tại phân xưởng sửa chữa ô tô và 01 bể phân xưởng cơ điện), mỗi bể có dung tích 200m3.

04 kho chứa chất thải nguy hại tại phân xưởng cơ điện, kho vật tư trung tâm, công trường san gạt và phân xưởng ô tô.

Việt Quang
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động