Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

16/11/2024 07:11 Phục vụ yêu cầu BVMT khác
Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng với các quan điểm về bảo vệ môi trường, trong đó nhấn mạnh bảo đảm nguyên tắc xuyên suốt là không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, tôn trọng quy luật tự nhiên, phát triển kinh tế với tư duy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Ngày 15/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành chủ trì hội nghị trực tuyến với các Bộ, ngành, địa phương về công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự hội nghị tại điểm cầu tại Ninh Bình có lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường; đại diện một số sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)

Ngày 8/7/2024, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 611/QĐ-TTg.

Quy hoạch được xây dựng với các quan điểm về bảo vệ môi trường, trong đó nhấn mạnh bảo đảm nguyên tắc xuyên suốt là không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, tôn trọng quy luật tự nhiên, phát triển kinh tế với tư duy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Quy hoạch bảo đảm tính mở và linh hoạt, phòng ngừa các vấn đề môi trường từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ các khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường nhằm hạn chế tác động đối với môi trường và sức khỏe con người.

Tại hội nghị, đại diện Vụ Môi trường đã trình bày tóm tắt nội dung Quy hoạch, bao gồm quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, định hướng và quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;các giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện Quy hoạch.

Đồng thời, triển khai các nội dung dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, dự thảo Kế hoạch xác định kế hoạch, lộ trình thực hiện các danh mục dự án cụ thể, xác định tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương trong việc triển khai thực hiện; định hướng cho các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Quy hoạch từng giai đoạn.

Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch được xây dựng với các quan điểm về bảo vệ môi trường, trong đó nhấn mạnh bảo đảm nguyên tắc xuyên suốt là không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, tôn trọng quy luật tự nhiên.

Về nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư công và chi thường xuyên) và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước. Khuyến khích nguồn vốn xã hội hóa cho truyền thông, giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạngsinh học; duy trì hệ thống thông tin, dữ liệu quan trắc và giám sát môi trường, đa dạng sinh học; đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất thực hiện các khu xử lý chất thải quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh.

Tại hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia đã bày tỏ sự nhất trí cao với nội dung Quy hoạch vừa được công bố, đồng thời đưa ra một số góp ý để triển khai có hiệu quả trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành tiếp thu các ý kiến phát biểu, góp ý của các đại biểu tại hội nghị; đồng thời đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến để bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nội dung của Quy hoạch. Trong đó, chú trọng vấn đề về phân vùng môi trường, thực hiện quản lý chất thải và xử lý chất thải tập trung.

PV
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động