Các quốc gia trên Thế giới đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế tuần hoàn như thế nào?

12/07/2023 10:23 Nghiên cứu, trao đổi
Ngày nay, thuật ngữ “kinh tế tuần hoàn” hay “nền kinh tế tuần hoàn” không còn là điều mới mẻ, xa lạ. Các quốc gia trên thế giới đang chạy đua để thiết lập một mô hình tại chính quốc gia gia của mình, nhưng quốc gia nào đang dẫn đầu?
Các quốc gia trên Thế giới đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế tuần hoàn như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới đang cố gắng triển khai nền kinh tế tuần hoàn, hoặc ít nhất là các yếu tố cơ bản của nó. Và châu Âu đang là lục địa hàng đầu hiện nay.

Vào năm 2015, Ủy ban Châu Âu đã phê chuẩn kế hoạch thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn tại lục địa này. Trong kế hoạch có 54 biện pháp nhằm “khép kín” vòng đời của sản phẩm, chủ yếu tập trung vào 5 lĩnh vực, trong đó có xây dựng và phá dỡ công trình.

Vào tháng 12 năm 2019, một lộ trình chuyển đổi hoàn toàn nền kinh tế châu Âu thành một nền kinh tế hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và cạnh tranh đã được công bố. Sau đó, vào tháng 3 năm 2020, Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn mới đã có hiệu lực như là một phần của Thỏa thuận Xanh.

Kế hoạch này nhằm mục đích giữ cho các luân chuyển tài nguyên trong nền kinh tế càng lâu càng tốt và bao gồm các biện pháp dành cho doanh nghiệp, cơ quan công quyền và người tiêu dùng. Các nước châu Âu còn có phê chuẩn các quy định về kinh tế tuần hoàn khác, ngoài các chính sách của châu Âu, để hỗ trợ cho kế hoạch này.

Dưới đây là ba quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua thiết lập nền kinh tế tuần hoàn - Hà Lan, Pháp và Ý - và những thành tựu đã đạt được.

Các quốc gia trên Thế giới đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế tuần hoàn như thế nào?

Hà Lan

Chính phủ Hà Lan là một trong những quốc gia châu Âu tham vọng nhất trong việc phấn đấu thiết lập nền kinh tế tuần hoàn. Họ đã đặt mục tiêu trở thành một quốc gia có nền kinh tế được xây dựng tuần hoàn 100% vào năm 2050. Bộ tiêu chí "Nền kinh tế tuần hoàn ở Hà Lan vào năm 2050" của chính phủ đã đặt ra các hướng dẫn để đất nước đạt được nền kinh tế tuần hoàn hoàn toàn vào năm 2050.

Để hiện thực hóa mục tiêu, năm 2018, Hà Lan đã thông qua một loạt chương trình nghị sự về chuyển đổi. Các chương trình này tập trung vào 5 lĩnh vực chính, bao gồm lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực đã chiếm 50% tiêu thụ nguyên liệu thô của quốc gia. Cuối năm 2019, các chương trình nghị sự ra đời dưới dạng các dự án và quy định mang tính cách mạng, bao gồm các tòa nhà chính phủ phải được xây dựng bằng cách sử dụng vật liệu và tài nguyên tái chế càng nhiều càng tốt, ngoài ra, chúng phải được xây dựng với lượng khí thải bằng 0. Chính phủ Hà Lan cũng đặt mục tiêu giảm 50% việc sử dụng tài nguyên vào năm 2030.

Các quốc gia trên Thế giới đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế tuần hoàn như thế nào?

Pháp

Người Pháp là những người đầu tiên cấm tiêu hủy các sản phẩm phi thực phẩm không bán được. Các công ty ở Pháp được yêu cầu tái sử dụng, quyên góp hoặc tái chế các sản phẩm không bán được của họ, bao gồm cả thực phẩm. Pháp cũng là quốc gia đầu tiên đưa ra Bộ chỉ số khả năng sửa chữa bắt buộc đối với các sản phẩm điện và điện tử. Năm 2020, chính phủ thông qua Luật Chống lãng phí với mục đích loại bỏ lãng phí và ô nhiễm, cũng như chuyển đổi hệ thống sản xuất, phân phối và tiêu dùng sang mô hình kinh tế tuần hoàn từ mô hình kinh tế tuyến tính. Một trong những mục tiêu trong luật là loại bỏ dần bao bì nhựa sử dụng một lần vào năm 2040.

Các quốc gia trên Thế giới đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế tuần hoàn như thế nào?

Italy

Theo báo cáo năm 2020 của Quỹ Phát triển bền vững Italy và COREPLA (Hiệp hội quốc gia về thu gom, tái chế và thu hồi bao bì nhựa), Italy là quốc gia đang dẫn đầu về nền kinh tế tuần hoàn. Ví dụ, Luật ngân sách năm 2020 của Italy bao gồm các biện pháp giúp quốc gia tuân thủ Thỏa thuận xanh. Luật ngân sách đã cho phép thành lập quỹ đầu tư công để thúc đẩy các dự án sáng tạo mang tính bền vững, kinh tế tuần hoàn, du lịch bền vững, khử cacbon, và giảm thiểu biến đổi khí hậu./.

Linh Nguyên
Theo Sustainability
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động