Bình Định

Cảng Quy Nhơn, nhân tố quan trọng trong 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế - xã hội

25/05/2021 16:18 Địa phương
Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của cảng Quy Nhơn vẫn tăng trưởng ấn tượng với lợi nhuận đạt 146 tỷ đồng.
Cảng Quy Nhơn, nhân tố quan trọng trong 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế - xã hội

Năm 2019, năm đầu tiên sau khi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC tiếp nhận lại cảng Quy Nhơn, sản lượng hàng thông qua cảng đã tăng mạnh lên tới 9,1 triệu tấn (tăng trưởng hơn 9% so với năm 2018); Năm 2020, sản lượng đạt mốc kỷ lục 11 triệu tấn (tăng gần 32% so với thời điểm 2018), lợi nhuận năm 2020 của Cảng Quy Nhơn đạt 146 tỷ đồng (tăng hơn 21% so với năm 2018) trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 404 tỷ đồng.

Cảng Quy Nhơn đã thu hút các khách hàng mới về làm tại cảng như Đường Quảng Ngãi, Đường KCP, hàng nông sản của HAGL, THILOGI, hàng gia súc của Diên Hồng Gia Lai, THADI, hàng viên nén TTCL Hà Tiên, Tôn cuộn Fomosa, Thép Hòa Phát, Đạm Phú Mỹ,... Đặc biệt, ngày 03/6/2020 đánh dấu mốc son mới trong công tác thu hút phát triển khách hàng với việc mở thành công thêm tuyến dịch vụ từ Cảng Quy Nhơn đi trực tiếp Đông Bắc Á, thu hút hàng nông, lâm sản từ khu vực Tây Nguyên, các tỉnh lân cận về làm thủ tục tại cảng Quy Nhơn với tần suất khai thác trung bình 01 tàu/ tuần. Cảng Quy Nhơn cũng là một trong những cảng biển khai thác cầu bến hiệu quả nhất (với 820 mét cầu, hiệu suất khai thác trong năm 2020 của cảng Quy Nhơn lên tới 2.500 tấn/m - gấp năm lần công suất thiết kế).

Thành tích ấn tượng nói trên là nhờ tập thể lãnh đạo, cán bộ, CNV-NLĐ cảng Quy Nhơn thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc đổi mới phương thức quản trị điều hành của Ban Lãnh đạo, công tác tiếp thị phát triển khách hàng, áp dụng chính sách chăm sóc và hỗ trợ khách hàng chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, đào tạo lại trình độ của người lao động, công nhân bốc xếp trực tiếp để nâng cao tay nghề tăng năng suất lao động; Quán triệt sâu sắc chủ trương của Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép, vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó còn khẳng định tính đúng đắn của việc chuyển giao phần vốn Nhà nước của cảng Quy Nhơn từ nhà đầu tư tư nhân về lại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và vai trò của cảng Quy Nhơn, xứng đáng là nhân tố quan trọng trong 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định đã đề ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Quy hoạch 1/500 cảng Quy Nhơn đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phê duyệt, trong thời gian tới cảng Quy Nhơn sẽ triển khai nhanh các thủ tục đầu tư để thực hiện các dự án phát triển mở rộng, thực hiện đạt mục tiêu biến cảng Quy Nhơn thành một trong những cảng biển hiện đại mang tầm khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Thế Hiển

Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động