Công nghiệp điện tử Việt Nam nắm bắt cơ hội lớn

24/07/2023 08:05 Chính sách - Pháp luật
Từ đầu năm 2023 đến nay đã có nhiều hãng, doanh nghiệp điện tử lớn trên thế giới dịch chuyển vào Việt Nam, tìm kiếm cơ hội sản xuất và triển khai chuỗi cung ứng, kéo theo một loạt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đi kèm. Đây sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị nội địa để đóng góp nhiều hơn vào chuỗi cung ứng thế giới.

Thực trạng ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam

Với lợi thế là dân số trẻ, gần 60% trong tổng dân số ở độ tuổi lao động (17-60 tuổi), nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với ngành Công nghiệp điện tử. Cho nên Việt Nam rất có cơ hội để thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và học tập các kiến thức quản lý và đào tạo nhân lực từ các ngành Công nghiệp điện tử phát triển trong khu vực. Chi phí cho lao động ở Việt Nam cũng tương đối thấp. Cụ thể, chi phí hoạt động và giá thuê nhân công ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Ấn Độ và 1/2 so với Trung Quốc.

Công nghiệp điện tử Việt Nam nắm bắt cơ hội lớn

Những cơ hội cụ thể cho ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam trong thời gian tới gồm:

Thứ nhất, khả năng xuất khẩu hàng hóa công nghệ thông tin, linh kiện điện tử của Việt Nam đang tăng cao. Từ ngày 1/1/2006, các cam kết của khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) về lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng điện tử đã có hiệu lực hoàn toàn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một loạt Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (TPP, FTA EU-Việt Nam…) cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN ngành Công nghiệp điện tử phát huy tiềm năng to lớn đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới. Trong thời gian qua, doanh số xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin thế giới.

Thứ hai, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Với một thị trường rộng lớn, nền kinh tế liên tục tăng trưởng khả quan, cùng với hệ thống chính trị ổn định, Việt Nam ngày càng trở thành điểm thu hút đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin trên thế giới.

Được biết, các nhà đầu tư khi chọn địa điểm đầu tư thường căn cứ vào hai yếu tố chính, đó là giá thuê nhân công và thuế. Các nước đang phát triển vốn đã có lợi thế về giá thuê nhân công rẻ, khi tham gia vào WTO, cụ thể là Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) sẽ có thêm lợi thế về thuế suất đối với mặt hàng này, do vậy sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ tăng rõ rệt, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tập đoàn lớn trên thế giới. Đây cũng chính là cơ hội lớn nhất cho Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, lĩnh vực công nghiệp điện tử Việt Nam đã thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel, Electronics, Nokia… Sức hấp dẫn của công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay vẫn chính là các nhà máy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn, trong đó Samsung là lớn nhất với hai nhà máy 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và 2 tỷ USD ở Thái Nguyên.

Thứ ba, giá các sản phẩm điện tử, viễn thông sẽ giảm nhiều khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan và đây cũng là động lực phát triển nền công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông.

Thứ tư, cơ hội cho các DN Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn trong nước và quốc tế: Việt Nam đã gia nhập WTO với 150 nước thành viên (Chiếm hơn 90% dân số, 95% GDP, 95% giá trị thương mại toàn cầu); đã trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN; đã và đang hoàn tất các Hiệp định Thương mại tự do mới như: TPP, FTA EU – Việt Nam...

Thứ năm, cơ hội đưa Việt Nam trở thành “công xưởng thứ hai của thế giới” khi một loạt tập đoàn điện tử, viễn thông lớn tuyên bố rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của ba quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà kéo theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công cuộc phát triển của Việt Nam…

Tuy nhiên, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn được đánh giá là ngành công nghiệp non trẻ. Hàng điện tử công nghiệp bao gồm các linh kiện điện tử và phụ tùng liên quan chiếm khoảng 3% sản phẩm điện tử và tin học. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài về kỹ thuật là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam. Nguồn nhân lực có khả năng thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ vẫn là rào cản khó vượt qua. Khu vực tư nhân trong nước còn yếu, đầu tư nghiên cứu phát triển không đáng kể…

Theo đó, những thách thức đặt ra cần sớm giải quyết là:

Một là, sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà: Đây là thách thức rất lớn đối với các DN Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam hiện nay còn yếu. Điều này thể hiện rõ ở quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, trình độ cán bộ còn yếu, năng suất lao động thấp.

Hai là, áp lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng đè nặng lên hệ thống đại học Việt Nam. Việt Nam chưa có được đội ngũ đủ mạnh để thích ứng với yêu cầu đi trước đón đầu công nghệ, trong khi, “chất xám” của các DN Việt Nam bị thu hút sang các công ty xuyên quốc gia.

Ba là, tầm và quy mô của DN Việt Nam ở sân chơi quốc tế hầu hết còn khá nhỏ. Sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm từ “cứng” sang “mềm” cũng là thách thức rất lớn đối với DN sản xuất thuộc lĩnh vực Công nghiệp điện tử.

Bốn là, khi hội nhập các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu quan tâm vào lĩnh vực dịch vụ, sẽ ít DN quan tâm tới sản xuất thiết bị. Các nhà sản xuất trong nước vẫn có cơ hội phát triển, tuy nhiên, họ sẽ gặp thách thức lớn nhất là phải cạnh tranh về giá với hàng nhập khẩu. Không lâu nữa, thuế nhập khẩu thiết bị toàn bộ chỉ ngang bằng hoặc thấp hơn nhập linh kiện, chưa kể đến những thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định Công nghệ thông tin mở rộng, do vậy lợi nhuận sản xuất công nghiệp còn rất thấp.

Công nghiệp điện tử Việt Nam nắm bắt cơ hội lớn

Xuất nhập khẩu công nghiệp điện tử qua các năm.

Nhận diện những rủi ro, thách thức trong chuỗi cung ứng

Chia sẻ về bức tranh công nghiệp điện tử hiện nay, xu hướng phát triển mới, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam khẳng định, công nghiệp điện tử Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong các ngành chế biến chế tạo của Việt Nam hơn 10 năm qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử năm 2022 đạt hơn 114 tỷ USD, đứng đầu trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm hơn 30% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Con số này cho thấy, ngành điện tử có vai trò đóng góp rất lớn vào việc cân bằng ngoại hối và cán cân thương mại cho cả nước. Đơn cử như năm năm 2022 cả nước xuất siêu 11,2 tỷ USD thì ngành điện tử xuất siêu 11,246 tỷ USD. Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thị trường lớn trong xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và các khu công nghiệp tập trung, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung cấp cấp 1 cho các tập đoàn công nghệ đa quốc gia chiếm tỷ trọng đáng kể và đang tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ.

Theo các dự báo xu hướng nền kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn tiếp tục có suy thoái nhẹ, cục bộ và ngắn hạn. Giá cả hàng hóa đã giảm nhưng nhu cầu của người tiêu dùng cũng giảm đáng kể, đặc biệt là các mặt hàng công nghệ cao. Điều này phần nào ảnh hưởng, tác động đến ngành công nghiệp điện tử, sản xuất và đơn hàng của các doanh nghiệp điện tử.

Một trong những rủi ro thách thức hiện nay được các chuyên gia đề cập chính là vấn đề an ninh chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ năng hấp thụ công nghệ. Các doanh nghiệp điện tử đang đối mặt với rủi ro về điều chỉnh chuỗi cung ứng và mất đơn hàng khá nhiều...

Nêu ra những rủi ro thách thức này, bà Hương cũng lưu ý các doanh nghiệp điện tử về các xu hướng phát triển nhanh về kinh tế số, tài chính xanh, chuyển đổi xanh cần chú ý trong giai đoạn tới.

Sau cú hích Covid-19, thói quen và hành vi tiêu dùng mới đã được hình thành, thay đổi lớn. Khách hàng đã chuộng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, thanh toán online, chuyển khoản. Đặc biệt khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tính ứng dụng thực tế của các sản phẩm, thiết bị điện tử hơn là các thiết bị cao cấp.

Bà Hương nhấn mạnh, đây là những vấn đề quan trọng quyết định cạnh tranh mà các nhà sản xuất điện tử cần chú ý, căn cứ vào hành vi tiêu dùng này để điều chỉnh định hướng tổ chức, năng lực sản xuất các thiết bị điện tử, chú trọng chất lượng và ứng dụng thực tế cũng như giá cả cạnh tranh hợp lý.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp điện tử khai thác các cơ hội lớn của thị trường, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử sẽ cung cấp thông tin cập nhất về xu hướng phát triển của ngành, tư vấn pháp lý; hợp tác khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực, cấp chứng chỉ điện tử; phát triển thương mại, hội chợ triển lãm; kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Với việc hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, thuế quan giảm xuống 0%, sản xuất trong nước sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh với hàng nhập khẩu nguyên chiếc, bởi người tiêu dùng khi đó được tiếp cận với sản phẩm nhập ngoại có mức giá rẻ hơn so với sản xuất trong nước. Do đó, thời gian tới đòi hỏi Nhà nước cần sớm triển khai những nội dung trên một cách mạnh mẽ và kịp thời; các DN Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị về năng lực cạnh tranh và công nghệ để có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và góp phần thực chất đưa Việt Nam thành một nước sản xuất lớn về thiết bị điện tử vào năm 2030.

Dương Mỹ
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động