Công viên địa chất: Giải pháp cho phát triển bền vững

17/09/2018 21:10 Tác động môi trường
Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và Công viên địa chất Non Nước (Cao Bằng) được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây là cơ hội để đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế bền vững của cao nguyên sỏi đá vùng Tây Bắc.

Công viên địa chất là một danh hiệu được UNESCO công nhận nhằm bảo tồn những di sản địa chất quan trọng, có giá trị sinh thái, khảo cổ, lịch sử văn hóa thông qua sự hợp tác giữa Hội bảo tồn Di sản Thế giới và Hội khoa học Trái Đất. Danh hiệu này mới ra đời hơn 20 năm nhưng đã xây dựng được mạng lưới công viên địa chất ở khắp các quốc gia, châu lục, trong đó, nhiều nhất phải kể đến Trung Quốc, Đức, Ý, Nhật Bản, Tây Ba Nha, Vương quốc Anh.
Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là nơi giao nhau của hai khối kiến tạo Sunda và khối Nam Trung Hoa đã tạo nên các tầng địa chất độc đáo, có rất nhiều tiềm năng để trở thành công viên địa chất. Tại Việt Nam, có hai địa danh được công nhận là công viên địa chất toàn cầu là Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) năm 2010 và Công viên Non Nước (Cao Bằng) năm 2018.
Bảo tồn địa chất, lưu giữ văn hóa
Cao nguyên đá Đồng Văn là vùng núi đá vôi đặc biệt, nhiều cảnh quan đặc biệt và hệ sinh thái đa dạng như: Kiến trúc nhà Vương, núi đôi Quản Bạ, đèo Mã Pí Lèng, cột cờ Lũng Cú…. Ngoài ra, tại đây có thể tìm thấy nhiều mẫu hóa thạch của các loài có niên đại từ 400 – 600 triệu năm. Không những thế, đây còn là nơi sinh sống của 250.000 người thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau như H’mông, Lô Lô, Dao, Pu Péo… đã mang đến một diện mạo đời sống văn hóa hết sức đặc sắc của núi rừng Tây Bắc, khiến cho du lịch địa chất – một loại hình du lịch mới nhằm mục đích khám phá những thông tin về quá trình hình thành, phát triển của địa hình, sinh vật gắn liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số Tây Bắc vô cùng phát triển.
Từ năm 2015, Ủy ban quốc gia UNESCO đã giới thiệu với tỉnh Cao Bằng mô hình phát triển bền vững của Công viên toàn cầu. Ngay sau đó, với sự phối hợp giữa các ban, ngành và người dân địa phương, công viên Non Nước Cao Bằng đã bảo vệ thành công hồ sơ trước Nhóm thẩm định và Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu và chính thức được đón nhận danh hiệu này vào tháng 4/2018.
Công viên Non Nước Cao Băng có diện tích hơn 3.000 km2 trải dài trên địa bàn 9 huyện nơi địa đầu Tổ Quốc, nơi sinh sống của hơn 250.000 người thuộc 9 dân tộc thiểu số. Cho đến nay, khu vực này có 215 di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có 3 di tích cấp Quốc Gia, 130 di sản địa chất độc đáo với các dạng địa hình, cảnh quan đá vôi hết sức phong phú, đa dạng với hệ thống các hang động, thung lũng, sông – hồ - hang ngầm liên thông như Hang Pắc Pó, suối Lê Nin,thác Bản Giốc,hồ Thang Hen, vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đen... Thêm vào đó, các loại hình khoáng sản, hóa thạch cổ, ranh giới giữa các tầng địa chất, đứt gãy chứng minh cho chu kì tiến hóa hơn 500 triệu năm của vùng đất này.
Việt Nam là một Quốc gia vùng nhiệt đới, có lịch sử hình thành khá sớm,có cấu trúc địa chất phức tạp, lại ở giáp Biển Đông đã khiến cho nước ta có tiềm năng để phát triển công viên địa chất có thể kể đến như: Khu di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long; khu dự trữ sinh quyển Thế giới Vườn Quốc gia Cát Bà,vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Ba Vì; cố đô Hoa Lư… hoàn toàn có thể khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên sẵn có để thúc đẩy du lịch địa chất bên cạnh du lịch truyền thống.
Phát triển kinh tế bền vững
Mỗi một tỉnh, thành đều có những điều kiện về tự nhiên và con người khác nhau trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để tiến tới xây dựng mô hình Công viên địa chất, lãnh đạo các Ban, ngành cần có kế hoạch bảo vệ môi tường, bảo tồ thiên nhiên và đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát huy tối đâccs giá trị địa chất,văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc. Đây vừa là chiến lược phát triển kinh tế, vừa lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc trước những trào lưuvà xâm nhập của văn hóa ngoại lai.
Năm 2010, sau khi nhận danh hiệu Công viên địa chất Toàn Cầu, cao nguyên đá Đồng Văn đã tăng 20% lượng khác du lịch, lượng khách trung bình mỗi năm khoảng 300.000 người. Tháng 4/ 2017, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 438/QĐ – TTG về việc phê duyệt bản quy hoạch “Xây dựng công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đến năm 2030” bao gồm các vùng bảo tồn di sản địa chất, phát triển hệ thống đô thị và phát triển điểm dân cư nông thôn đã mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế,du lịch cho tỉnh Hà Giang.
Với lợi thế về nhiều vùng cảnh quan và đa dạng sinh học, Việt Nam có rất nhiêu tiềm năng để phát triển du lịch từ mô hình công viên địa chất. Điều này cũng nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của chính phủ để nước ta hội nhập mà không đánh mất bản sắc.

Thu Nga
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động