Hà Nội: Huyện Thường Tín phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, trong năm 2022, huyện Thường Tín vẫn hoàn thành vượt kế hoạch 14/15 chỉ tiêu KT-XH thành phố giao, 15/19 chỉ tiêu huyện giao, còn 4 chỉ tiêu đang đánh giá và hoàn thiện. So với năm 2021, tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện 1.132,668 tỷ đồng, đạt 147,38% dự toán giao, tăng 1,81%; tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện 3.231,156 tỷ đồng, tăng 285,08%.
Đáng chú ý, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 22.543 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 16,2% so với năm 2021, tổng giá trị Công nghiệp - thủ công nghiệp ước đạt 17.607 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 15% so với năm 2021.
Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch Thành phố giao; Tổng giá trị thương mại dịch vụ ước đạt 15.916 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 16,6% năm so với năm 2021; Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.723 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 2,7% so với năm 2021.
Một góc thị trấn Thường Tín. |
Bên cạnh đó, huyện đã tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Tiền Phong giai đoạn 2 và cụm công nghiệp Thắng Lợi, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Nguyễn Trãi, xây dựng cơ bản có 52 dự án mới, tổng mức đầu tư trên 1.358,2 tỷ đồng.
Trong công tác xây dựng Nông thôn mới, huyện đã tập trung đôn đốc, hướng dẫn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí của 08 xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao, 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện đã phê duyệt 172 công trình thực hiện theo đề án số 04 ngày 12/7/2017 của UBND huyện. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn huyện không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện.
Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao, UBND huyện xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH năm 2023, vừa tập trung phát triển kinh tế xã hội, vừa bảo đảm quốc phòng an ninh, quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của từng ngành, lĩnh vực.
Huyện Thường Tín thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. |
Đặc biệt, ngoài việc phát triển kinh tế hướng đến tính bền vững, huyện ủy, HĐND, UBND huyện luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Chỉ đạo các ngành chức năng, xã, thị trấn tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường nên mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện được hạn chế, vi phạm pháp luật về môi trường được xử lý.
Trong đó, huyện sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân, cán bộ môi trường ở cơ sở. Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời, khắc phục và chủ động kiểm soát ô nhiễm, không để phát sinh mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị, nông thôn, khu công nghiệp; tăng cường thu gom, xử lý rác thải, chất thải…
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.