Nuôi cá lồng trên sông, lòng hồ gắn với bảo vệ môi trường

16/01/2024 13:22 Kinh tế, xã hội
Mô hình nuôi cá lồng trên sông, lòng hồ tại xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang ngày càng phát triển mạnh, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân vùng ven Sông, lòng hồ nhờ phương thức sản xuất an toàn, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường.
Nuôi cá lồng trên sông, lòng hồ gắn với bảo vệ môi trường
Mô hình nuôi cá lồng trên sông Lò, lòng hồ ở xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Phát huy tiềm năng
Trung Xuân là một xã nằm ở phía Đông của huyện Quan Sơn, cách trung tâm huyện 23 km. Xã có công trình thủy điện đã đi vào sản xuất điện từ lâu, có khu vực lòng hồ với diện tích mặt nước ổn định trên 10ha, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi cá lồng.

Hiện nay toàn xã đã có 72 hộ dân tham gia Mô hìnhNuôi cá lồng trên sông Lò và lòng hồ thủy điện Trung Xuân theo tiêu chuẩn Vietgap” với 72 lồng nuôi. Người dân chủ yếu nuôi các loại cá như: cá trắm, cá chép, cá rô phi, lăng.... đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng sản xuất đạt tiêu chuẩn Vietgap trong nuôi trồng thủy sản.

Quá trình nuôi cá lồng đòi hỏi lồng nuôi phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Khung lồng được làm bằng gỗ kết hợp tre luồng và bằng sắt, inox từ 12m2/lồng trở lên; chiều sâu lồng nuôi đảm bảo ít nhất 1,5m, trung bình đạt 2-3m. Lồng nuôi được thiết kế đầy đủ đường đi, cửa lồng, rào chắn, lưới chắn, lưới nuôi; có hệ thống phao nổi trung bình 06 phao nhựa/lồng; có hệ thống rọ, neo, dây chằng cố định lồng đảm bảo an toàn kỹ thuật.

Khi nuôi người dân phải thường xuyên khử trùng lồng nuôi, môi trường nuôi, nguồn nước trước trong và sau quá trình nuôi bằng vôi bột, thuốc sát trùng và các loại thuốc thú y thủy sản. Tận dụng các loại lá tự nhiên để làm thức ăn cho cá như: lá chuối, lá gai xanh... Điều này đã giúp cho cá sinh trưởng tốt.

Trọng lượng cá giống ban đầu thả xuống sông, lòng hồ chỉ có 500gr/1 con, nhưng sau khoảng 12 tháng nuôi trọng lượng trung bình của cá đã cho năng suất 2,5 -3,5 tạ cá /lồng nuôi, giá bán trung bình 70,000 - 80,000đ/kg và cho thu nhập 200.000.000đ/lứa nuôi/lồng nuôi.

Theo như anh Đoàn Xuân Quỳnh- hộ dân của Bản La chia sẻ: “Gia đình tôi áp dụng mô hình nuôi cá lồng năm 2022, mô hình nuôi cá trên sông, lòng hồ đã giúp gia đình tôi nâng cao được thu nhập, mỗi năm trừ hết chi phí cũng thu về được khoảng 30 – 40 triệu/ năm. Quá trình nuôi chúng tôi cũng may mắn khi được được chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ, tiếp thu nhiều kiến thức, có thêm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản qua các buổi tập huấn”.

Nuôi cá lồng trên sông, lòng hồ gắn với bảo vệ môi trường
Mô hình nuôi cá lồng trên sông, lòng hồ đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân

Nuôi cá lồng gắn với bảo vệ môi trường

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là với phương châm “bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản” mà nguồn nước của dòng sông, lòng hồ ở xã Trung Xuân đang được người dân giữ gìn sạch sẽ. Đây cũng chính là bí quyết giúp cho thịt cá thơm ngon, đàn cá giảm hiện tượng mắc bệnh, tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi cũng như chi phí đầu tư sản xuất. Vì vậy, các loại cá được người dân nuôi ở xã Trung Xuân đã góp phần tăng khả năng cạnh tranh về giá thành so với các vùng nuôi khác, từ đó tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng, hướng tới chế biến phục vụ cho xuất khẩu.

Khi đưa mô hình nuôi cá lồng về huyện Quan Sơn, Đảng ủy - UBND huyện luôn sát sao, quan tâm hướng dẫn người dân về kỹ thuật nuôi và cách bảo vệ môi trường nước để những con cá được tăng trưởng tốt, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh”. Anh Trần Văn Bồi – Trưởng phòng Tài nguyên, UBND huyện Quan Sơn chia sẻ.

Mô hình Mô hình “Nuôi cá lồng trên sông, lòng hồ thủy điện Trung Xuân theo tiêu chuẩn Vietgap” gắn với bảo vệ môi trường đã góp phần tạo nên sự đa dạng hoá về hình thức nuôi và đối tượng nuôi, bổ sung một số đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào cơ cấu đàn cá nuôi nước ngọt tại địa phương; là cơ sở để phát triển nghề nuôi cá lồng bè tại huyện Quan Sơn, nhằm khai thác tiềm năng mặt nước Sông, hồ chứa sẵn có, góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân vùng ven Sông, lòng hồ. Có khả năng sẽ mở ra hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội rõ rệt cho người dân, doanh nghiệp tham gia hoạt động nuôi thủy sản nước ngọt.

Kim Nguyên

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO

Comments
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động