Tọa đàm Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá

18/10/2024 16:00 Tác động môi trường
Ngày 18/10, tại Hà Nội, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030”.

Tham dự chương trình có các đại biểu Quốc hội, đại diện Tổ chức Y tế thế giới, nhà quản lý, các chuyên gia y tế, chuyên gia kinh tế, nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp chính sách thuế hiệu quả để giảm thiểu tác hại của thuốc lá.

Tọa đàm Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá

Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam Lê Quang Minh phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc chương trình, Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam Lê Quang Minh cho biết, nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá, giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, tháng 5/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Chiến lược). Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1,4%. Đến năm 2030, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36 %; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1%.

Chiến lược cũng yêu cầu: “Xây dựng lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá đảm bảo đến năm 2030 mức thuế đạt tỷ trọng trên giá bán lẻ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)” và giao Bộ Tài chính “Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng lộ trình tăng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm thuốc lá để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chiến lược”.

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp tháng thứ 8 (tháng 10/2024) và xem xét thông qua vào tháng 5/2025, trong đó có quy định mới về đề nghị tăng thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá. Vì vậy, ý kiến của các đại biểu tại Tọa đàm sẽ là nguồn thông tin hết sức hữu ích với các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong quá trình hoàn thiện và xem xét thông qua dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trong thời gian tới.

Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Cụ thể, mặt hàng thuốc lá sẽ giữ nguyên thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ 2026 - 2030 với 02 phương án. Phương án 1 sẽ bổ sung 2.000 đồng/bao thuốc ở năm đầu tiên và tăng tịnh tiến 2.000 đồng/bao trong các năm kế tiếp để đạt mức 10.000 đồng vào năm 2030. Phương án 2 áp dụng mức tăng 5.000 đồng/bao ngay từ năm 2026 và tăng tịnh tiến 1.000 đồng/bao trong 3 năm kế tiếp và 2.000 đồng/bao năm 2030 để đạt mức 10.000 đồng/bao năm 2030.

Hai phương án này dù được đánh giá là bước đi đúng hướng, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 cần phải có thêm những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa.

Tọa đàm Phương án thuế tiêu thụ đặc biệt trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá
Quang cảnh buổi Tọa đàm.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học đã trình bày các tham luận về: Tác hại thuốc lá, thực trạng sử dụng thuốc lá hiện nay, nguy cơ không đạt được mục tiêu của Chiến lược; Những thách thức mới đặt ra trong việc phòng chống tác hại thuốc lá và thực thi Chiến lược; Tình trạng báo động sử dụng thuốc lá ở trẻ em tại Việt Nam; Thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị với Việt Nam để đạt mục tiêu của Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến 2030”.

Theo các chuyên gia, khói thuốc chứa 7.000 chất hóa học 69 chất gây ung thư, là nguyên nhân gây ra 8 triệu ca tử vong/năm trên thế giới và 100.000 ca tử vong/năm tại Việt Nam; Việt Nam nằm trong 10 nước có số người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Tuy nhiên, giá thuốc lá ở nước ta thấp so với các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương và các quốc gia trên thế giới, trong khi đó thuế thuốc lá Việt Nam tính theo phần trăm giá bán lẻ rất thấp (36%); các lần điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá thấp, tăng không thường xuyên, khoảng cách tăng giữa các lần xa. Vì vậy, chuyên gia khuyến nghị, bên cạnh thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá, cần chú trọng các giải pháp tăng thuế thuốc lá – giải pháp hiệu quả nhất trong các nhóm giải pháp theo hướng áp thuế hỗn hợp, mức thuế tăng để đạt được khuyến cáo 75% giá bán lẻ và tăng thường xuyên để theo kịp với mức tăng lạm phát và tăng thu nhập.

Các chuyên gia tham dự Tọa đàm cũng trình bày các tham luận và thảo luận về tác động của các phương án tăng thuế như: Xu hướng áp thuế tiêu thụ đặc biệt của các quốc gia trên thế giới và khuyến nghị đối với Việt Nam; Tăng thuế có ảnh hưởng đến buôn lậu thuốc lá và những khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam?; Sự hài hòa lợi ích Nhà nước – doanh nghiệp - người dân trong việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá…

pv
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động