Ưu tiên thực hiện ngay các vấn đề cấp bách ở Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn
3 ngày bãi Nam Sơn bị chặn: Các quận nội thành tồn gần 10.000 tấn rác |
Cần sự nỗ lực, quyết tâm cao, để giải quyết các tồn tại, hạn chế tại KLH xử lý chất thải Sóc Sơn. |
Văn bản nêu rõ, sau 7 ngày triển khai thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội tại Thông báo số 08-TB/TU, tình hình tại khu vực xử lý chất thải Sóc Sơn đã có chuyển biến tích cực, việc vận chuyển rác vào KLH được thông suốt.
Song, do đây là vấn đề dân sinh cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh môi trường, an ninh nguồn nước và đời sống nhân dân tại 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn nói riêng và huyện Sóc Sơn nói chung, tiềm ẩn các nguy cơ cao về vệ sinh môi trường Thành phố…, vì vậy, cần sự nỗ lực, quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, cơ quan liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương để giải quyết các tồn tại, hạn chế trong vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, giải quyết các kiến nghị của người dân sinh sống trong vùng bị ảnh hưởng của KLH.
Quán triệt chủ trương chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố giao UBND huyện Sóc Sơn là đơn vị chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND Thành phố về công tác giải phóng mặt bằng, công tác an ninh trật tự tại khu vực KLH. UBND huyện báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn nghiên cứu thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị từ huyện đến các xã tổ chức thực hiện công tác này (trong đó có bố trí bộ phận tiếp công dân để tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư, kiến nghị của công dân có liên quan), không được để xảy ra tình trạng người dân lợi dụng vấn đề môi trường, giải quyết kiến nghị, khiếu nại để chặn xe vận chuyển rác, làm ảnh hưởng đến công tác vận hành của KLH.
UBND TP. Hà Nội phân công Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng chủ trì, trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra, ưu tiên thực hiện ngay các vấn đề cấp bách; kịp thời chỉ đạo, giải quyết các tồn tại, bất cập, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan về vấn đề xử lý thu gom, xử lý rác thải tại Thành phố.
UBND Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị liên quan. Trong đó, Sở Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống bờ bao các hồ, ô chứa rác thải, lập phương án chống vỡ, tràn các ô chứa nước rỉ rác đối với các điểm xung yếu, các điểm có nguy cơ cao, bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát chủ đầu tư thực hiện các dự án đốt rác, đề xuất thay thế các nhà đầu tư không đủ năng lực; làm việc cụ thể với các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để bảo đảm đưa dự án vào hoạt động sớm nhất, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/11 tới; đồng thời, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, xây dựng quy chế vận hành, hoạt động của KLH đáp ứng yêu cầu an toàn, ổn định, liên tục, hiệu quả, không gây thất thoát, lãng phí. Trong đó, bổ sung các điều khoản xử phạt nghiêm các sai phạm đối với các đơn vị trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác, nghiêm cấm các hành vi đổ nước rác vào các ô chôn lấp cùng rác. Cần có biện pháp chấm dứt ngay việc người dân vào trong KLH bới rác, tìm rác, thu nhặt rác thải, phế liệu; rà soát, hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý rác thải, nghiêm cấm để nước rỉ rác vào bãi thải, có phương án phân luồng, bảo đảm việc truyền dẫn nước rỉ rác về các trạm xử lý trong KLH, báo cáo kết quả về UBND Thành phố trước ngày 10/11.
Thanh tra Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển rác và các đơn vị điều hành, chôn lấp rác, đơn vị xử lý nước rỉ rác, bảo đảm việc ép nước, chôn lấp rác và xử lý nước rỉ rác được thực hiện đúng quy định, quy trình; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thành phố cũng yêu cầu Sở Xây dựng cùng các sở, ngành tổng hợp tình hình giải quyết các thủ tục cho Nhà máy điện rác Sóc Sơn, làm rõ các thủ tục đã, đang giải quyết, những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ dự án này, hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 1/2021; kiểm tra, hoàn thành thủ tục tiếp nhận nhà máy đốt rác công nghiệp do Nhật Bản tài trợ đưa vào vận hành, phát huy hiệu quả đầu tư, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 20/11.
Nhấn mạnh đây là công tác rất quan trọng và cấp bách, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị có liên quan cần khẩn trương, nghiêm túc thực hiện.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.