Xác định cơ hội phát triển bền vững tài nguyên đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long

15/08/2019 10:48 Tăng trưởng xanh
Tại Hội thảo khoa học "Tài nguyên đất đai - Tiềm năng và phát triển" diễn ra tại Cần Thơ vừa qua, nhiều đại biểu đã thảo luận đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị tác động xấu làm thay đổi quá lớn, trong đó đất sản xuất nông nghiệp bị tác động nhiều nhất.
Khánh thành nhà máy nước sạch lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Rà soát và hoàn thiện Quy hoạch tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long Dành nhiều nguồn lực phát triển đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, đã tạo ra những thách thức không nhỏ đối với nguồn tài nguyên, đặc biệt nguồn tài nguyên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và là điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất cũng như đời sống. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, như: mức độ thâm canh hóa, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… diễn biến bất thường của thời tiết, đặc biệt là biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến chất lượng của đất, làm thay đổi đặc tính lý hóa của đất. Do vậy, vấn đề quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ngày càng trở nên quan trọng.

xac dinh co hoi phat trien ben vung tai nguyen dat dai vung dbscl
Hội thảo khoa học "Tài nguyên đất đai - Tiềm năng và phát triển" diễn ra tại Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.

Nhằm trao đổi và thảo luận các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong các lĩnh vực chuyên môn về khai thác, quản lý và chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai bền vững trong khu vực ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo "Tài nguyên đất đai - Tiềm năng và phát triển".

Hội thảo tập hợp các kết quả nghiên cứu khoa học trong từng lĩnh vực chuyên sâu, giúp các nhà nghiên cứu, người hoạch định chính sách đưa ra được cơ sở khoa học cho việc đánh giá tiềm năng đất đai một cách toàn diện; cùng phối hợp giải quyết thành công những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển bền vững tài nguyên đất đai của vùng trước tình trạng thay đổi sử dụng đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển vùng và đô thị, thay đổi môi trường đất nước, tài nguyên đất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; Quản lý môi trường đất, nước trước sự suy thoái, đổi phó với sự gia tăng của thiên tai và các nguy cơ tiềm ẩn của biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như trong bối cảnh tiếp cận công nghiệp 4.0; đồng thời góp phần giúp các cơ quan có chức năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất và người sử dụng đất xác định được đúng tiềm năng đất đai, từ đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng khai thác đất hợp lý và bền vững.

Theo Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp, ảnh hưởng tới đất sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL. Ví dụ như xâm nhập mặn, ngập do mưa lũ, khô hạn… tác động mạnh đến các mô hình như lúa 3 vụ, 2 vụ, lúa - màu, cây ăn trái, chuyên màu và mía. Mặc dù vậy, tại các tỉnh ven biển, yếu tố xâm nhập mặn cũng có thể là cơ hội cho sự chuyển đổi kiểu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản mặn mang lại hiệu quả cao.

Qua nghiên cứu từ 260 đơn vị, các nhà khoa học đã xác định có 18 vùng đất sản xuất nông nghiệp thích nghi trong điều kiện hiện tại. Để phát triển nông nghiệp mang tính bền vững trong tương lai và thích ứng với biến đổi khí hậu cần có những biện pháp hoàn thiện hệ thống đê bao, ngăn lũ, tạo vùng trữ nước ngọt. Đồng thời thay đổi giống cây trồng, lịch thời vụ phù hợp với tự nhiên và chuyển đổi cơ cấu hợp lý trong vùng.

GS.TS. Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ khuyến nghị, để phát huy hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, ngoài việc bảo vệ quỹ đất của quốc gia, chúng ta cần phải quản lý việc sử dụng đất đai hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, vừa đảm bảo lợi ích trước mắt, vừa tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai lâu dài gắn với việc tăng cường bảo vệ môi trường đất.

Mai Lan
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động