Cần triển khai sớm nâng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

24/09/2024 09:00 Quản lý nguồn thải
Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá cần vừa đảm bảo sức khỏe của người dân, vừa ổn định nguồn thu ngân sách và ngăn chặn thuốc lá nhập lậu nhằm góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo Chiến lược Phòng chống tác hại thuốc lá.
Cần triển khai sớm nâng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Các chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế đối với thuốc lá là cần thiết - Ảnh minh họa.

Theo ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, tại Việt Nam có khoảng 40 nghìn người tử vong mỗi năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp, nhiều chương trình hành động, bao gồm cả việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình vào năm 2016 và 2019, nhưng kết quả thu được chưa cao, tỷ lệ người sử dụng thuốc lá tại Việt Nam có giảm nhưng tốc độ giảm khá khiêm tốn, từ mức 47,4% tỷ lệ hút thuốc ở nam giới vào năm 2010 xuống 45,3% vào năm 2015 và khoảng 42,7% vào năm 2022.

Một trong những lý do chính là do giá thuốc lá của Việt Nam nhìn chung còn thấp, hiện đứng thứ 157 trên tổng số 161 quốc gia, theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tại Việt Nam theo Luật hiện hành ở mức 75% giá bán của nhà sản xuất, nhưng tổng các khoản thuế tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 38-39% trong giá bán lẻ thuốc lá tại Việt Nam hiện nay, thấp hơn rất nhiều so với trung bình của các quốc gia có mức thu nhập trung bình (59%) và đa số các nước ASEAN (khoảng 60-70%), cũng như khuyến nghị của WHO và Ngân hàng Thế giới (WB) là khoảng 2/3 đến 3/4 giá bán lẻ.

Trước thực tế trên, theo các chuyên gia ngành tài chính, sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu bia, ô tô, còn thấp chưa đủ tác dụng để hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội...

Phát biểu tại Hội thảo “Góp ý hoàn thiện dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, PGS.TS Vũ Sỹ Cường - Học Viện Tài chính cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt tác động lớn tới nền kinh tế - xã hội, thu ngân sách Nhà nước, thu nhập người lao động. Đồng thời, cần mở rộng cơ sở thuế, đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt các hàng hóa dịch vụ như nước giải khát có đường, sản phẩm thuốc lá mới; bổ sung quy định về căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế; quy định về biểu thuế, mức thuế tiêu thụ đặc biệt (bổ sung), trong đó, có việc điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, rượu, bia...

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024 và xem xét thông qua vào tháng 5/2025.

Cần hành động mạnh mẽ hơn để giảm sử dụng thuốc lá

Theo Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là thực trạng giá thuốc lá rất rẻ ở Việt Nam. Đây là điều cần thay đổi. Tăng thuế thuốc lá là cách nhanh và hiệu quả nhất. Việt Nam cần hành động mạnh mẽ hơn để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam và bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân.

WHO cho rằng, Luật được đề xuất là một bước đi đúng hướng để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của Chiến lược quốc gia.

Với Luật Thuế TTĐB trong quá trình sửa đổi, WHO tin rằng Việt Nam đang có một cơ hội đặc biệt để hướng tới mục tiêu cao hơn và đạt được nhiều lợi ích hơn nữa tới sức khỏe của người dân.

Mô hình tới năm 2030, việc áp dụng

PV
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động