Đánh giá hiện trạng bảo vệ môi trường trong khai thác, tuyển quặng bauxit và sản xuất Alumin tại Lâm Đồng và Đắk Nông
Đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý quặng đuôi từ khai thác chế biến khoáng sản |
Mở đầu.
Tập đoàn Công nghiệp Than –Khoáng sản Việt nam (TKV) đã triển khai Dự án Tổ hợp bauxit nhôm Lâm Đồng và Dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ. Sản phẩm chính của cả 2 tổ hợp trên là alumin (Al2O3) với sản lượng 650 ngàn tấn/năm cho mỗi tổ hợp. Ngành công nghiệp khai thác và chế biến bauxit đã có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội tại Tây Nguyên cũng như cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động. Ngay từ giai đoạn bắt đầu thực hiện dự án Tổ hợp bauxit nhôm Lâm Đồng và Dự án Nhà máy alumin Nhân cơ, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường như: xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sản xuất, sinh hoạt, hệ thống chống bụi, ồn, thu gom xử lý chất thải rắn, cải tạo phục hồi môi trường các khai trường sau khai thác và giải quyết các vấn đề môi trường khác, từ đó, từng bước giảm tác động xấu của quá trình khai thác, tuyển quặng bauxit và sản xuất Alumin đến môi trường, dân cư.
1. Các biện pháp, công trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình khai thác tuyển quặng bauxit và sản xuất Alumin tại Lâm Đồng và Đắk Nông
Trong thời gian qua, các biện pháp xử lý bụi, khí thải, tiếng ồn, rung đang được Tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng, Nhà máy Alumin Nhân Cơ áp dụng như sau:
1.1. Trong quá trình khai thác, tuyển quặng bauxit
a. Giảm thiểu bụi trong hoạt động khai thác.
Sử dụng máy xúc có dung tích gầu lớn để bốc xúc đất đá, bốc xúc quặng, đồng thời trong quá trình xúc bốc giảm khoảng cách đổ từ gầu tới thùng xe.
b. Giảm thiểu bụi đất trên tuyến đường vận tải, chống bụi xưởng tuyển, giảm thiểu khí thải các phương tiện vận tải.
Quy định xe chở đúng trọng tải, chạy đúng tốc độ cho phép, phủ bạt khi xe có tải; Tưới nước dập bụi trên các tuyến đường vận chuyển quặng về nhà máy tuyển, trồng, chăm sóc cây xanh hai bên đường vận chuyển quặng về nhà máy tuyển;Vận chuyển quặng tinh về nhà máy alumin sử dụng hệ thống băng tải kín; Quy định các đơn vị vận chuyển tro, xỉ phải đảm bảo xe vận chuyển được che phủ kín, không rơi vãi, chấp hành tải trọng, tốc độ theo quy định; Biện pháp xử lý bụi tại mặt bằng nhà máy tuyển là sử dụng ô tô tưới nước dập bụi kết hợp với vòi phun nước di động tại các vị trí khu vực kho quặng nguyên khai, kho chứa quặng tinh, Bunke cấp liệu; Sử dụng xe còn niên hạn sử dụng, thường xuyên bảo dưỡng.
c. Biện pháp hạn chế tiếng ồn, rung
Nguồn gây tiếng ồn, độ rung lớn chủ yếu do các thiết bị nghiền, đập trong xưởng tuyển quặng, công đoạn nghiền đá vôi, nghiền quặng tinh của nhà máy Alumim. Để hạn chế các bộ phận trong dây chuyền theo thiết kế được chống rung, hạn chế tối đa việc phát ra tiếng ồn.
|
| ||||
|
|
Hình 1. Một số biện pháp hạn chế bụi trong quá trình khai thác, tuyển quặng và sản xuất Alumin
1.2. Trong quá trình sản xuất alumin
Tại khu vực sản xuất alumin, có nhiều nguồn phát sinh chất ô nhiễm vào không khí như: Khu vực nhiệt phân hydroxit nhôm, nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí hóa than với các chất ô nhiễm gồm bụi, khí độc hại (SO2, NOx, CO). Các công trình, biện pháp kiểm soát các chất ô nhiễm không khí và nguồn phát thải của nhà máy Alumin được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1. Tổng hợp các công trình, biện pháp kiểm soát các chất ô nhiễm không khí và nguồn phát thải của nhà máy alumin
Khu vực sản xuất | Nguồn ô nhiễm | Biện pháp kiểm soát | Chất ô nhiễm | ||
---|---|---|---|---|---|
Nhà máy nhiệt điện | Bộ phận chính của nhà máy | Các nồi hơi lò hơi tầng sôi tuần hoàn 170t/h×2 | Cho đá vôi vào lò để giảm sulphur và một buồng bốn bộ kết lọc bụi tĩnh điện ×2 | Khói bụi | |
SO2 | |||||
NO2 | |||||
Xi lô than | Một bộ lọc túi 120,5m2 | Bụi than | |||
Chuyển than | Một bộ lọc túi 120,5 m2 | Bụi than | |||
Silo bột đá vôi | Một bộ lọc túi 84m2 | Bụi đá vôi | |||
Hệ thống tiếp than | Trạm chuyển | Một bộ lọc túi 465m2 | Bụi than | ||
Sàng | Một bộ lọc túi 557m2 | Bụi than | |||
Nghiền đá vôi | Máy nghiền, đầu rót ra | Một bộ lọc túi 850m2 | Bụi đá vôi | ||
Nhà máy khí hóa than | Bộ phận chính của nhà máy | Một bộ lọc túi 425m2 | Bụi than | ||
Hệ thống tiếp than, băng tải | Một bộ lọc túi 557m2 | Bụi than | |||
Hệ thống tiếp than, phòng sàng | Một bộ lọc túi 557m2 | Bụi than | |||
Nhà máy alumin
| Nung hydrate | Lò nung hydrate 2.000 tấn/ngày | Một bộ lọc bụi tĩnh điện | Bụi | |
SO2 | |||||
O2 | |||||
Bãi đồng thể bauxit | Trạm chuyển băng chuyền số 1 | Một bộ lọc túi 372m2 | Bụi bauxit | ||
Trạm chuyển băng chuyền số 2 | Một bộ lọc túi 144m2 | Bụi bauxit | |||
Lưu trữ vôi & phong hóa | Guồng gàu, lưu trữ, bộ tiếp liệu rung, phễu thu bụi | Một bộ lọc túi 1308m2 | Bụi vôi | ||
Nghiền bauxit | Đầu vào của silo | Một bộ lọc túi 425m2 | Bụi bauxit | ||
Ba bộ tiếp liệu có đo thể tích dưới silo | Ba bộ lọc túi 243m2 | Bụi bauxit | |||
Xử lý, đóng gói và xếp đống alumin | Xử lý alumin, guồng gàu và máng trượt | Một bộ lọc túi 425m2 | Bụi alumin | ||
Guồng gàu, silo và máng trượt của hệ thống dỡ hàng | Hai bộ lọc túi 608m2 | Bụi alumin | |||
Máy đóng gói alumin | Bốn bộ giảm bụi lắp trong thiết bị | Bụi alumin |
Quá trình vận hành tổ hợp Bauxit nhôm Lâm Đồng, nhà máy Alumin Nhân Cơ cho thấy, chất lượng không khí xung quanh trong khu vực sản xuất cũng như các khu vực lân cận tốt, các thông số đánh giá đều đạt QCVN 05:2013/BTNMT.
| | |||
| |
|
Hình 2. Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2018 tại Công ty Nhôm Đăk Nông – TKV
Nguồn: Báo cáo kết quả QTMT, Công ty Nhôm Đăk Nông – TKV, 2018
2. Các biện pháp, công trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Các công trình xử lý nước thải tại nhà máy Alumin Lâm Đồng và Đắk Nông đã được xây dựng hoàn chỉnh, đảm bảo toàn bộ nước thải sản xuất, sinh hoạt phát sinh trong quá trình khai thác tuyển quặng bauxit và sản xuất Alumin tại Lâm Đồng và Đắk Nông được thu gom, xử lý đạt QCVN trước khi thải ra môi trường. Các công trình xử lý nước thải bao gồm: Mạng lưới thu gom nước thải, thoát nước khu vực mỏ - tuyển, nhà máy Alumin, trạm xử lý nước thải sản xuất D10 nhà máy Alumin, trạm xử lý nước thải sinh hoạt D11 nhà máy Alumin và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu vực mỏ tuyển, công trình xử lý nước dư hồ bùn đỏ nhà máy Alumin, bể tách dầu tại kho chứa dầu nhẹ và trạm bơm dầu nhà máy Alumin, hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các điểm xả thải.
Nước thải sản xuất tại nhà máy Alumin Lâm Đồng và Đăk Nông được xử lý với công nghệ tiên tiến, nước thải sau xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT (B).
Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất nhà máy Alumin Tân Rai và nhà máy Alumin Nhân Cơ trước khi thải ra môi trường năm 2018 cho thấy tất cả các thông số quan trắc đều đạt - QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt). Trên hình 3. Giới thiệu một số hình ảnh về trạm sử lý nước thải ở nhà máy Alumin.
|
| ||||
|
|
Hình 3. Trạm xử lý nước thải sản xuất nhà máy alumin
3. Các công trình, giải pháp quản lý chất thải rắn
3.1. Đối với đất đá thải và bùn thải xưởng tuyển
Đất đá thải: Hoạt động khai thác quặng tại Tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng và nhà máy Alumin Nhân Cơ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, đất đá thải từ lô khai thác trước được hoàn thổ vào lô khai thác phía sau. Các lô sau khi hoàn thổ sẽ được cải tạo, phục hồi để trả lại diện tích như trước khi khai thác.
Bùn thải xưởng tuyển: Bùn thải xưởng tuyển chủ yếu là đất đá không chứa các chất ô nhiễm. Bùn thải xưởng tuyển được lưu giữ tại các hồ bùn thải theo từng giai đoạn vào các hồ bùn thải. Hồ bùn thải sau khi kết thúc sẽ được cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm các bước như sau: Thực hiện tháo khô, san gạt, lu lèn, xây dựng hệ thống thoát nước và tiến hành trồng cây.
3.2. Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt như sau: Tái sử dụng các chất thải có khả năng tái chế như giấy, bìa các tông, vỏ chai, lon đồ hộp, nilon, thức ăn thừa...nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm chất thải; Bố trí các thùng rác thu gom tại các khu vực phát sinh;Hàng ngày thu gom, quét dọn sạch sẽ chân rác tại các điểm tập kết; Hợp đồng thuê đơn vi có chức năng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại nhà máy Alumin và nhà máy Tuyển định kỳ với tần suất 2 ngày/lần tại các điểm tập kết .
3.3. Đối với chất thải nguy hại
Hiện nay việc thu gom, lưu giữ, quản lý, vận chuyển và xử lý các loại chất thải nguy hại phát sinh tại tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng và Nhà máy Alumin Nhân Cơ được thực hiện theo đúng pháp luật hiện hành, được quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015. Toàn bộ chất thải được lưu giữ tại các kho chất thải nguy hại và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.
Hiện tại, tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng có 04 kho lưu giữ CTNH với tổng diện tích là 318m2.
3.4. Các công trình lưu giữ hồ bùn đỏ
Bùn đỏ của nhà máy alumin Tân Rai được thải ra khu chứa bằng phương pháp thải bùn cô đặc chồng lớp (Dry Stacking). Bùn sau khi được xử lý bởi hai thiết bị lắng (settlers) và 6 thiết bị rửa (washers) của dây chuyển rửa ngược dòng và được bơm bằng bơm ly tâm bơm cưỡng bức theo đường ống thải ra khu chứa bùn đỏ. Bùn đỏ được thải vào hồ bùn đỏ theo hệ thống đường ống đặt dọc theo đỉnh đập bao quanh các khoang chứa, trên đường ống chính cứ 30m đặt đường ống nhánh có van xả bùn vào hồ chứa. Trước đây công nghệ thải bùn đỏ được thải ra hồ ở nhiệt độ trên 70oC và thải nổi trên mặt hồ. Đầu năm 2014, Tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng đã nghiên cứu giải pháp thải chìm xuống đáy hồ ở nhiệt độ thấp hơn 60oC nhằm giảm sự bốc hơi qua đó giảm được mùi phát sinh từ Hồ bùn đỏ giảm thiểu ảnh hưởng môi trường xung quanh. Hồ bùn đỏ thiết kế gồm 08 khoang (hồ), khi khoang 1 hoạt động thì khoang 2 dự phòng. Hiện tại đã dừng đổ khoang 1, đang đổ khoang 2, khoang 3, khoang 4 đang dự phòng để đảm bảo cho an toàn, phòng tránh sự cố của hồ bùn đỏ. Trên hình 4 giới thiệu cấu tạo lớp chống thấm đáy khoang chứa bùn đỏ.
|
|
Ngoài các giải pháp, các công trình bảo vệ môi trường đã đang được thực hiện và đem lại các hiệu quả tích cực, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, tuyển quặng và sản xuất Alumin tại Lâm Đồng, Nhân Cơ, Công ty nhôm Lâm Đồng và Đăk Nông cũng đã chủ động xây dựng các công trình giải pháp ứng phó sự cố môi trường như sau:
- Công trình phòng ngừa sự cố vỡ đập thải quặng đuôi: (định kỳ nạo vét kênh thoát nước của hồ thải quặng đuôi, dốc nước thân đập. Ngoài ra, còn tiến hành trồng cỏ trên mái đập giảm thiểu xói mòn, sạt lở mái đập và lắp đặt hệ thống quan trắc ngay trong quá trình đắp đập);
- Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố Hồ bùn đỏ (luôn duy trì một hồ đệm phía sau hồ bùn đỏ chính đang đổ thải để thu nước khi trạm thu nước của hồ bùn đỏ chính không hoạt động. Xây dựng các giếng quan trắc nước ngầm xung quanh hồ bùn đỏ nhằm giám sát kiềm trong hồ bùn đỏ có thẩm thấu ra bên ngoài để giải pháp phòng ngừa hợp lý);
- Phòng ngừa, ứng phó sự cố Hệ thống lọc bụi tĩnh điện;
- Phòng ngừa, ứng phó sự cố Hệ thống xử lý nước thải sản xuất, sinh hoạt.
Kết luận.
Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án Tổ hợp bau xit nhôm Lâm Đồng và Dự án Nhà máy alumin Nhân cơ, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã chủ động thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường. Các công trình, giải pháp bảo vệ môi trường được xây dựng theo tiến độ của dự án, đảm bảo giảm thiểu các tác động của dự án đến môi trường. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực công nghiệp mới tại Việt Nam, nên trong quá trình vận hành của dự án, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng đã gặp nhiều khó khăn tồn tại về kĩ thuật công nghệ trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường như: khó khăn trong vấn đề xử lí bùn đỏ, tận thu tái sử dụng xút, trồng cây công nghiệp phù hợp có hiệu quả, bàn giao đất đai sau khai thác cho địa phương v.v.
Do đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, đảm bảo an toàn và sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành công nghiệp Bauxit cần thiết phải đẩy mạnh, quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác đảm bảo an toàn và môi trường, triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi nhằm phát triển hài hòa với môi trường và cộng đồng, từng bước xây dựng ngành công nghiệp bauxit phát triển bền vững ở Việt Nam.
TS. Lê Bình Dương, Viện KHCN Mỏ - Vinacomin
(Tài liệu hội thảo “Bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến, sử dụng than, khoáng sản và dầu khí”)