Giả mạo bác sĩ da liễu để lừa người bệnh qua mạng xã hội

30/10/2019 10:12 Tăng trưởng xanh
Ngày 29/10, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra cảnh báo cho người dân về tình trạng giả mạo nhân viên Khoa Da liễu của bệnh viện để lừa đảo người bệnh.
Mẹ nhỏ nhầm axit vào mũi khiến con trai bị bỏng nặng 88% bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế hoạt động tốt Bệnh viện Đa khoa huyện Lục Nam: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Thời gian qua, nhiều bệnh nhân khi nhận được thuốc miễn phí qua zalo, facebook đã điện thoại đến Khoa Da liễu (Bệnh viện Bạch Mai) hỏi cách sử dụng.

Trước sự việc trên, BSCKII. Nguyễn Thị Mỹ Hà - Trưởng Khoa Da liễu (Bệnh viện Bạch Mai) khẳng định: Khoa không triển khai hoạt động "hỗ trợ 2.000 lọ bôi thảo dược cho bà con tại các tỉnh thành trong cả nước nhằm giúp bà con bớt gánh nặng chi phí" như một số tài khoản cá nhân trên mạng xã hội quảng cáo.

Đây là dấu hiệu lợi dụng hình ảnh, thông tin của Khoa Da liễu để lừa đảo người dân nhẹ dạ. Khoa Da liễu cũng đã có công văn báo cáo bệnh viện để có giải pháp. Đề nghị các lực lượng chức năng vào cuộc làm rõ để người dân không phải chịu cảnh “tiền mất tật mang”.

gia mao bac si da lieu de lua dao nguoi benh qua mang xa hoi
Bệnh viện Bạch Mai khẳng định không có bác sĩ nào tên Thịnh và triển khai chương trình nào như quảng cáo.

Qua đây, BS. Hà cũng khuyến cáo, hiện nay tình trạng lợi dụng hình ảnh bác sĩ, cơ sở y tế uy tín để quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và lừa đảo người dân trên mạng internet rất phổ biến. Trước đó, Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai cũng bị lợi dụng hình ảnh để bán trà thảo dược trị đau dạ dày. Người dân cần nâng cao cảnh giác, đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương trước đó cũng đưa ra cảnh báo tới người dân về việc một số tổ chức, cá nhân mạo danh nhân viên bệnh viện để bán thuốc, tư vấn khám chữa bệnh...

Cụ thể, có một số tổ chức, cá nhân mạo danh cán bộ nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Da liễu Trung ương nhắn tin, gọi điện hoặc cung cấp các đường link website, facebook, số điện thoại tổng đài giả mạo bệnh viện cho người bệnh.

Các đối tượng này lợi dụng hình ảnh bệnh viện để tư vấn và giới thiệu các loại thuốc điều trị hỗ trợ không rõ nguồn gốc, có thể là thuốc giả, thuốc kém chất lượng, hết hạn sử dụng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí tử vong.

Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định hiện bệnh viện không triển khai khám online trên bất cứ phần mềm ứng dụng nào. Trước đó, nhiều bệnh viện khác như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bưu điện... cũng đã đưa cảnh báo tới người dân cần cẩn trọng trước các thông tin quảng cáo tư vấn bán thuốc, khám chữa bệnh trên mạng để tránh bị lừa đảo, tiền mất tật mang.

gia mao bac si da lieu de lua dao nguoi benh qua mang xa hoi
Các trang lừa đảo xuất hiện ngày càng nhiều gây hoang mang cho nhân dân

Theo tìm hiểu của PV Tạp chí Công nghệ Môi trường, các loại thuốc được rao bán trên mạng lấy danh nghĩa các bệnh viện thường được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó đăng chạy quảng cáo rồi bán kiếm lời. Thông thường, gói thuốc có giá gốc chỉ vài nghìn nhưng khi bán được đội lên từ vài trăm đến vài triệu đồng cùng những cam kết có cánh.

Khi người dân mua về sử dụng không có hiệu quả, gọi điện lại sẽ bị chặn số, thậm chí không truy được địa chỉ gửi hàng bởi tất cả đều là ảo. Giá trị đơn hàng thấp lại chưa xảy ra hậu quả nghiêm trọng nên đa phần người dân "ngậm bồ hòn làm ngọt", trong khi cơ quan chức năng còn lúng túng với loại hình lừa đảo thời công nghệ này nên các đối tượng vẫn có đất diễn và ngày càng nở rộ.

Thanh Hương
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động