Hà Nội: 92 dự án bất động sản đang cầm cố ngân hàng gọi tên "ông lớn" nào?
TP Hồ Chí Minh: Hàng loạt dự án đất nền bỏ hoang sau cơn sốt đất Bịt kẽ hở tính thuế nhà đất Thực hiện dự án nhà ở: 5 luật chi phối và hàng loạt thủ tục chồng chéo |
Danh sách chủ đầu tư đã thế chấp bằng quyền sử dụng đất, dự án, nhà ở và nhà ở hình thành trong tương lai trên địa bàn Hà Nội bao gồm hàng loạt "ông lớn" trong làng bất động sản.
Cụ thể, Công ty CP Đầu tư Hải Phát đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại tại dự án Hải Phát Plaza (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm) gồm: 59 căn nhà ở thấp tầng; công trình hỗn hợp cao tầng. Hải Phát cũng đang thế chấp tài sản với quyền sử dụng đất dự án tại Phú Lãm (quận Hà Đông); dự án tại đoạn Cầu Chui - Cầu Đông Trù (Long Biên).
Dự án căn hộ dát vàng D'.Palai de Louis của Tân Hoàng Minh. |
Riêng, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh có nhiều dự án đang thế chấp nhất. Trong đó, dự án căn hộ dát vàng D'.Palai de Louis (đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy) bị thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa); thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của 139 căn hộ tại dự án chung cư cao cấp D. Le Roi Soleil (số 2 Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ);
Công ty CP Tập đoàn Gamuda Land Việt Nam thế chấp quyền sử dụng đất của nhiều lô đất thấp tầng thuộc Dự án Khu đô thị mới C2, phường Yên Sở và Trần Phú (quận Hoàng Mai).
Công ty CP Sông Đà 1.01 và Công ty CP Ecoland thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai Dự án Eco Lakeview 32 Đại Từ (quận Hoàng Mai).
Công ty CP Tập đoàn Tecco thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm 700 căn hộ để ở, 9 căn dịch vụ và 1 căn nhà trẻ thuộc Dự án toà nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco (huyện Thanh Trì); Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ đô thế chấp 87/680 căn tại dự án Ecohome Phúc Lợi (quận Long Biên).
Công ty TNHH Liên doanh ôtô Hoà Bình thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Dự án Khu nhà ở thấp tầng thuộc Dự án Công trình hỗn hợp Pandora số 53 Triều Khúc (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân).
Công ty CP Đầu tư xây dựng NHS thế chấp bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Ô C11-ODK4, phường Yên Sở (quận Hoàng Mai).
Công ty Địa ốc MB thế chấp dự án Golden Field Mỹ Đình. |
Một loạt dự án khác đã đi vào bàn giao cũng nằm trong danh sách này, như: Công ty TNHH Đầu tư toàn cầu Tràng An thế chấp một phần dự án Tràng An Complex tại Phùng Chí Kiên (Cầu Giấy); Công ty Địa ốc MB thế chấp dự án Golden Field Mỹ Đình; Công ty TTHH Bánh kẹo Thăng Long thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trương lai tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung (huyện Hoài Đức).
Nhiều dự án nhà ở xã hội cũng nằm trong danh sách này như dự án xây dựng chung cư Nhà ở xã hội cán bộ chiến sĩ Bộ Công An (số 282 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân) của Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn.
Theo quy định hiện hành, việc thế chấp dự án bất động sản cho ngân hàng là hoạt động bình thường trong kinh doanh bất động sản bởi Luật Nhà ở hiện cho phép chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn đầu tư dự án đó.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Phúc Ban (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người mua nhà cần xem xét kỹ điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp sổ đỏ; chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng…
Cùng với đó, trước khi ký hợp đồng mua bán dự án đã thế chấp tại ngân hàng, người mua phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản đã giải chấp căn hộ mình dự định mua. Phải kiểm tra chứng thư bảo lãnh và giấy xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn đối với việc bán nhà hình thành trong tương lai thì khách hàng mới có thể yên tâm là mình không phải là con rối của chủ đầu tư và tránh tiền mất tật mang.