Hưng Hà chú trọng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

17/07/2023 13:39 Địa phương
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Hưng Hà (Thái Bình) luôn không ngừng thi đua, xây dựng nông thôn mới; một số mô hình nông thôn mới đang xây dựng hứa hẹn sớm trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn.

Tiệm cận mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hưng Hà nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định đến năm 2025 toàn huyện phấn đấu có 30% số xã đạt xã NTM nâng cao; có 10% số xã đạt xã NTM kiểu mẫu; 15 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%; có từ 5 xã trở lên không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 78 triệu đồng/năm.

Kết quả rà roát, đánh giá thực hiện xây dựng nông thôn mới cấp huyện theo Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 2444/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh Thái Bình, tới nay, toàn huyện đã có 33/33 xã được công nhận xã nông thôn mới; 04/33 xã đạt nông thôn mới nâng cao theo quy định của giai đoạn trước, gồm các xã: Hồng An, Tiến Đức, Hòa Bình, Chí Hòa. Với cấp xã. các xã trong huyện tiến hành rà soát, tự đánh giá thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 2445/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình. Kết quả rà soát theo nông thôn mới nâng cao, toàn huyện có 04 xã đạt 17/19 tiêu chí, 03 xã đạt 16/19 tiêu chí, 03 xã đạt 15/19 tiêu chí, 03 xã đạt 24/19 tiêu chí, 03 xã đạt 13/19 tiêu chí và có 11 xã đạt 12/19 tiêu chí.

Tập trung nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

Nhằm đưa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của địa phương sớm đạt mục tiêu đề ra, thời gian qua, Hưng Hà đã ban hành nhiều cơ chế tập trung cho các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó phải kể tới Nghị quyết số 84/NQ-HĐND ngày 21/12/2021 của Hội đồng nhân dân huyện về việc phê duyệt cơ chế hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn, giai đoạn 2021- 2025, với cơ chế nổi bật như: Hỗ trợ 30% phần ngân sách huyện được hưởng từ nguồn đấu giá đất của xã đó trong giai đoạn 2022-2025 để xã đầu tư nâng cấp tiêu chí về giáo dục theo Nghị quyết của Huyện ủy về xây dung nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, giai doan 2022-2025; hỗ trợ 100% phần ngân sách huyện được hưởng từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất của xã đó trong 02 năm liên tiếp cho các xã đạt nông thôn mới nâng cao, 03 năm liên tiếp cho các xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn 2022 – 2025. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân huyện còn ban hành Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 15/5/2023 về việc phê duyệt cơ chế xây dựng hệ thống đèn, điện “Thắp sáng đường quê” và hỗ trợ xây dựng mỗi xã một sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2023 – 2025. Cụ thể: ngoài phần hỗ trợ của tỉnh, huyện còn hỗ trợ từ 10 – 15 triệu đồng/01km tùy theo cấp đường Tỉnh lộ (TL), Huyện lộ (QH) hay trục xã, trục thôn. Với sản phẩm OCOP, huyện hỗ trợ mỗi sản phẩm 100 triệu đồng cho khoảng 30 xã (mỗi xã chỉ hỗ trợ 01 sản phẩm), thời gian hỗ trợ từ 01/01/2023 – 31/12/2025.

Hưng Hà chú trọng xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Một tuyến đường ở Hồng An đã lắp điện chiếu sáng làng quê

Điểm nhấn về mô hình “Thắp sáng đường quê”

Hồng An (Hưng Hà) là xã đã về đích nông thôn mới nâng cao theo quy định của giai đoạn trước. Hiện nay, chính quyền và nhân dân nơi đây đang tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới chuẩn bị xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, thời gian gần đây, Hồng An đang đẩy mạnh chương trình thắp sáng đường quê, toàn xã dự kiến xây dựng khoảng 50km đường điện chiếu sáng; ngoài sự hỗ trợ của trên, mỗi hộ dân trong xã còn đóng góp khoảng 200 ngàn đồng; dự án hoàn tất sẽ là một điểm nhấn về xây dựng nông thôn mới ở Hưng Hà.

Một người dân Hồng An tươi cười nói: Thôn của chúng tôi đã lắp thành công hệ thống đèn chiếu sáng đường quê, tối đến thôn tôi trông như phố, cuộc sống của người dân rất thuận tiện, mọi người rất thích đi chơi dưới sánh sáng lung linh, đẹp đẽ mỗi khi tối đến.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của người dân và chính quyền các cấp, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở Hưng Hà sẽ sớm đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên để vùng nông thôn thực sự trở thành nơi đáng sống, Hưng Hà sớm có phương án xử lý vấn đề rác thải sinh hoạt sao cho tốt hơn. Bởi hiện nay, đại đa số các xã trên địa bàn vẫn thực hiện mô hình chôn lấp, một số xã đốt theo lò, nhưng có địa phương vẫn thực hiện đốt thủ công khiến mùi và khói ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân xung quanh. Ông Đặng Văn Nhuệ, Chủ tịch UBND xã Liên Hiệp (Hưng Hà) chia sẻ: Người dân xã chúng tôi rất khổ sở với việc xã Tân Hòa đốt rác thủ công, nhất là các thôn tiếp giáp với các bãi chứa và đốt rác của họ.

Đình Hợi
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động