Kết quả ban đầu thí điểm hoạt động tạo tín chỉ carbon tại một số doanh nghiệp thép
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Dự án hợp phần thép của Bộ Công Thương đã đạt được một số thành quả ban đầu. |
Việc tạo tín chỉ các bon và bán ra thị trường là vấn đề còn mới đối với ngành Công Thương nói chung và ngành thép nói riêng, do đó, đây cũng là cơ hội cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp của ngành thép Việt Nam nâng cao kiến thức, năng lực, tổ chức thực hiện để sẵn sàng đáp ứng nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp vào nỗ lực chung quốc gia.
Với sự đồng hành của các đơn vị quản lý nhà nước có liên quan, các chuyên gia tư vấn hàng đầu trong nước và quốc tế lĩnh vực thép và rất nhiều những doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam, dự án hợp phần thép của Bộ Công Thương đã đạt được một số thành quả ban đầu tương đối khả quan trong các hoạt động tạo tín chỉ carbon và hiện đang được đội ngũ chuyên gia tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Ở các quốc gia phát triển, kiểm soát và thực hiện giảm phát thải khí nhà kính đã và đang được thực hiện thông qua nhiều cơ chế, chính sách vừa có tính chất bắt buộc, vừa có tính tự nguyện. Đó là các quy định về hạn ngạch phát thải, cơ chế mua bán tín chỉ giảm phát thải và chế tài xử phạt khi doanh nghiệp vi phạm mức phát thải mà không mua các tín chỉ giảm phát thải để đảm bảo không vượt quá hạn ngạch được giao. Với cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, các quy định về giảm phát thải khí nhà kính không dừng lại ở các nước phát triển nữa mà nó bao trùm cho toàn bộ các quốc gia tham gia Công ước khí hậu.
Theo dự báo, năm 2030, ngành thép phát thải 65,57 triệu tấn CO2, chiếm khoảng 8,5% tổng phát thải của cả nước. Trong lộ trình thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của Việt Nam, ngành thép với tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính lớn đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, dự án hợp phần thép đã rất chú trọng nghiên cứu, xây dựng và đưa ra những hướng dẫn kỹ thuật giúp doanh nghiệp ngành thép sử dụng và thực hành việc quản lý và tính toán số liệu liên quan phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần kiểm soát hiệu quả hoạt động phát thải của doanh nghiệp.
Những kết quả bước đầu trong các hoạt động tạo tín chỉ carbon ngành thép phần nào hỗ trợ được các doanh nghiệp áp dụng những công cụ quản lý và kiểm soát phát thải khí nhà kính tại cơ sở và sẽ là tiền đề cơ bản cho việc triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp thực hiện Quyết định số 253/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.