Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải dịp Tết trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

06/02/2024 08:09 Quản lý nguồn thải
Kiểm soát các nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Lạng Sơn tăng cường quản lý các nguồn thải, đảm bảo môi trường trong dịp Tết nguyên đán luôn “Xanh - Sạch - Đẹp”
Lạng Sơn tăng cường quản lý các nguồn thải, đảm bảo môi trường trong dịp Tết nguyên đán luôn “Xanh - Sạch - Đẹp”

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa một mặt góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân, tạo đà tiếp tục đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác cũng tạo những áp lực rất lớn tác động lên môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Nhiều dự án, cơ sở đang đầu tư, vận hành tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Ðây đang là thách thức không nhỏ đối với công tác kiểm soát các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ðể hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến môi trường, tinh Lạng Sơn đã duy trì hoạt động giám sát môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhằm bảo đảm an toàn về môi trường trong quá trình hoạt động, đồng thời hình thành mô hình giám sát có sự phối hợp từ nhiều phía trong đó lấy sự giám sát từ phía nhân dân là cốt lõi. Ngoài ra, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, cũng như có kế hoạch cụ thể để triển khai bảo vệ môi trường trong dịp Tết nguyên đán sắp đến.

Theo đó, Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có Công văn số 481/VP- KT về việc tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải và đảm bảo vệ sinh môi trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Công văn nêu rõ việc yêu cầu các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố bố trí, sắp xếp lực lượng tiếp nhận, xử lý thông tin và kịp thời tổ chức ứng phó sự cố, khắc phục ô nhiễm môi trường nhanh chóng, hiệu quả.

Báo cáo kịp thời tới các cơ quan chuyên trách ứng phó các sự cố (phòng chống cháy nổ, hóa chất, vận chuyển hàng nguy hiểm...) và phối hợp trong công tác ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp có sự cố.

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố chủ động theo dõi giám sát chặt chẽ các nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thông qua các hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và các biện pháp khác phù hợp.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị, UBND cấp xã và đơn vị thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tổ chức thực hiện các phương án thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực công cộng, khu vực chợ, khu dân cư tập trung, khu du lịch, khu vui chơi, giải trí và chất thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh khối lượng chất thải lớn.

Tăng cường tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phân loại, thu gom chất thải theo quy định; tăng cường công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh, tránh nguy cơ dịch lây nhiễm ra cộng đồng để bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe Nhân dân.

Phạm Kiên
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động