Nhìn qua công nghệ xử lý tái chế trên giới

03/03/2024 09:25 Nghiên cứu quốc tế
Tận dụng các nguồn nguyên liệu, sản phẩm thải bỏ cũng như rác thải để biến thành các nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác hiện đang là xu hướng mà nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới đang theo đuổi như Pháp, Anh, Mỹ…

Pháp: Tái chế pin mặt trời đã qua sử dụng với tỷ lệ lên tới 95% đối với kính

Kính chiếm tới 70% khối lượng của tấm pin mặt trời và cũng là vật liệu có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Kính tái chế có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để một số nhà sản xuất đưa vào dây chuyền chế tạo cửa sổ hoặc vỏ chai nước hoa.

Tái chế pin năng lượng mặt trời đem lại nhiều giá trị kinh tế và bảo ệ môi trường
Tái chế pin năng lượng mặt trời đem lại nhiều giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường

Hiện nay tỷ lệ kính tái chế có thể lên tới 95% đối với các tấm pin mặt trời. Những linh kiện khác của tấm pin cũng được đưa tới các đơn vị chuyên biệt để xử lý, thu hồi các thành phần kim loại như bạc, đồng và silic vốn có giá trị cao. Không chỉ tái chế, các tấm pin vẫn còn hoạt động tương đối tốt có thể được đem phân loại và tái sử dụng, mang lại một lựa chọn giá thành rẻ cho những người tiêu dùng muốn lắp đặt pin mặt trời hộ gia đình. Các tấm pin mặt trời có công suất ban đầu là 220 W, và sau khi được thải bỏ vẫn có thể đạt đến 215 W, tức là hao mòn rất ít, không cần phải cắt tách. Chính phủ sẽ cấp giấy kiểm định cho các tấm pin sau đó bán lại với giá chiết khấu cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp để tái sử dụng.

Mỹ: California phê chuẩn việc tái chế nước thải thành nước uống

Công nghệ có khả năng tái chế nước thải cho nhu cầu tiêu dùng của con người đã trở nên cấp thiết hơn trong những năm gần đây, khi bối cảnh chính quyền và người dân tại Bang California phải đối mặt chu kỳ hạn hán ngày càng tồi tệ do tình trạng biến đổi khí hậu.

California phê chuẩn việc tái chế nước thải thành nước uống trước chu kỳ hạn hán ngày càng kéo dài do tình trạng biến đổi khí hậu
California phê chuẩn việc tái chế nước thải thành nước uống trước chu kỳ hạn hán ngày càng kéo dài do tình trạng biến đổi khí hậu

Nhà chức trách bang California (Mỹ) đang cân nhắc việc sử dụng rộng rãi các cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến để chuyển đổi nước thải thành nước uống tinh khiết, có thể bơm trực tiếp vào hệ thống cấp nước cho hàng triệu hộ gia đình. Các quy định về tái sử dụng nước thải được Cơ quan Kiểm soát Tài nguyên Nước của bang California thông qua sau hơn 10 năm thảo luận và cân nhắc.

Nền tảng của công nghệ này đã được sử dụng trong hơn 10 năm qua tại hạt Orange. Nước thải được xử lý thông qua hệ thống vi lọc mạnh, thẩm thấu ngược và khử trùng bằng tia cực tím cùng hydro peroxide.

Tuy nhiên, quy định mới được Cơ quan Kiểm soát tài nguyên nước của bang California thông qua yêu cầu bổ sung quá trình khử trùng ozone và lọc carbon sinh học, đồng thời giám sát chặt chẽ hơn và loại bỏ các mầm bệnh.

Nước thải đã qua xử lý được cung cấp trực tiếp thông qua đường ống nước của các hộ gia đình. Trong một số trường hợp nhất định, nước thải sẽ được tiếp tục xử lý tại bể chứa của các nhà máy xử lý nước uống thông thường trước khi được đưa tới người tiêu dùng.

Quyết định trên cũng đánh dấu sự thay đổi trong quan điểm của dư luận về đề tài mà cách đây 2 thập niên vẫn bị vấp phải phản đối dữ dội.

Anh: Sản xuất nhiên liệu máy bay từ chất thải của con người

Mới đây, một công ty khởi nghiệp của Anh đã tìm ra cách thức sản xuất nhiên liệu máy bay từ chất thải của con người. Công ty khởi nghiệp này đã hợp tác với Wizz Air đang có kế hoạch bắt đầu cung cấp nhiên liệu vào năm 2028. Để sản xuất nhiên liệu có thể sử dụng được từ chất thải của con người, Firefly đã sử dụng phương pháp gọi là hóa lỏng thủy nhiệt. Loại nhiên liệu cải tiến này có nguồn gốc từ chất thải của con người và có lượng khí thải carbon thấp hơn 90% so với các loại nhiên liệu khác.

Bằng cách kết hợp áp suất cao và nhiệt, nó chuyển đổi nước thải thành than sinh học giàu carbon (một loại bột có thể dùng làm phân bón cây trồng) và dầu thô SAF.

SAF đốt cháy giống như nhiên liệu máy bay phản lực thông thường và tạo ra lượng khí thải tương tự khi máy bay đang bay, nhưng nó có lượng khí thải carbon thấp hơn trong toàn bộ chu kỳ sản xuất, vì nó thường được tạo ra từ các nhà máy đã hấp thụ carbon dioxide (CO2) từ khí quyển khi họ vẫn còn sống.

Cho đến nay, việc sản xuất chỉ ở quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm. Nhưng những kết quả ban đầu rất hứa hẹn, với phân tích độc lập của các nhà nghiên cứu tại các trường đại học ở EU và Mỹ cho thấy nó gần giống với nhiên liệu máy bay phản lực hóa thạch tiêu chuẩn. Theo phân tích vòng đời do Đại học Cranfield ở Anh thực hiện, nó cũng có lượng khí thải carbon thấp hơn 90% so với nhiên liệu máy bay phản lực tiêu chuẩn.

Firefly đang tìm cách mở rộng quy mô sản xuất trong những năm tới. Công ty dự kiến sẽ nộp đơn đăng ký trong năm nay về quy trình đánh giá nhiên liệu với cơ quan tiêu chuẩn ASTM International. Sau đó, họ sẽ bắt đầu xây dựng một cơ sở chế biến ở Anh mà Hygate hy vọng sẽ hoạt động trước năm 2030 và có khả năng xử lý 100.000 tấn dầu thô sinh học mỗi năm hoặc sản xuất khoảng 40 triệu lít SAF.

Theo Hygate, con số đó đủ cho 800 chuyến bay từ London đến New York. Tuy nhiên, nhiên liệu này sẽ đắt hơn dầu hỏa thông thường được sử dụng trong máy bay nhưng lại rẻ hơn để sản xuất so với các loại nhiên liệu sinh học khác, ông nói thêm.

Hygate ước tính rằng một chuyến bay London-New York sẽ cần nhiên liệu được sản xuất từ nước thải hàng năm của 10.000 người. Nếu toàn bộ nước thải của Vương quốc Anh được xử lý, Firefly có thể cung cấp 5% nhu cầu nhiên liệu hàng không. Con số này vẫn thấp hơn mục tiêu 10% của SAF.

Hàn Quốc: Tái chế thành công gần như 100% rác thải thực phẩm (RTTP)

Rác thải thực phẩm bị vứt bỏ mỗi năm đều được đưa đến các bãi chôn lấp và khi chúng phân hủy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất, đồng thời giải phóng một lượng lớn khí CH4, một trong những khí thải gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất. Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, từ 20 năm trước, Hàn Quốc đã cấm vứt bỏ rác thải thực phẩm ra các bãi chôn lấp và triển khai mô hình xử lý phù hợp, biến lượng thực phẩm dư thừa thành thức ăn gia súc, phân bón, nhiên liệu sưởi ấm nhà cửa…

Hàn Quốc: Tái chế thành công gần như 100% rác thải thực phẩm đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cũng như đem lại môi trường sống sạch hơn
Hàn Quốc: Tái chế thành công gần như 100% rác thải thực phẩm đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cũng như đem lại môi trường sống sạch hơn

Hàn Quốc đã ban lệnh cấm đổ phụ phẩm dạng lỏng (gọi là nước rỉ rác) xuống biển và vận hành một chương trình ủ phân hữu cơ toàn diện, tái chế gần như toàn bộ thức ăn bỏ đi thành phân bón, thức ăn chăn nuôi hoặc nhiên liệu khí sinh học. Toàn bộ RTTP thu gom được vận chuyển về Trung tâm xử lý rác Nanji (gần đường cao tốc dẫn ra cửa ngõ phía Tây Seoul) để xử lý. Trung bình mỗi ngày, Trung tâm xử lý khoảng 130 tấn nước rỉ rác từ các công ty thu gom rác quanh vùng. Chất lỏng được đổ vào bể bê tông, trong thời gian 15 - 30 ngày, vi sinh vật sẽ phân hủy nước rỉ rác ở nhiệt độ 36 - 370C, quá trình này gọi là phân hủy kỵ khí. Khí sinh học mà quá trình này tạo ra được thu thập, bán cho một công ty địa phương để làm khí sưởi ấm cho các hộ gia đình trong vùng. Ngoài ra, ở Hàn Quốc còn xuất hiện nhiều nhóm xã hội dân sự kêu gọi người dân thay đổi thói quen trong văn hóa ăn uống, mỗi người chỉ dùng một đĩa ăn, trước mắt là giảm dần số món hay đĩa bát đựng thức ăn bày trên bàn, hướng tới mục tiêu phi rác thải.

Hàn Quốc đã thực hiện tái chế thành công gần như 100% RTTP, tăng vọt từ mức 2,6% vào năm 1996. Đặc biệt, tại một số tổ hợp căn hộ, cư dân có thể bỏ qua túi đựng mà đổ thẳng RTTP vào thùng rác điện tử có chức năng tự động cân và tính phí. Chính quyền cho đặt 6.000 thùng rác tự động hóa có chức năng cân rác và máy quét nhận diện (RFID), khi đổ rác, máy sẽ cân và tính phí thông qua hệ thống RFID quét thẻ căn cước ID. Nhờ áp dụng hiệu quả cơ chế xả rác nhiều thì nộp phí nhiều, trong 6 năm qua, Seoul đã giảm được 47.000 tấn RTTP. Năm 2021, khi Diễn đàn Kinh tế thế giới xác lập mục tiêu đến năm 2030 cắt giảm 20 triệu tấn RTTP như là một trong 12 giải pháp tối ưu hóa hệ thống thực phẩm toàn cầu, Hàn Quốc được nêu danh ở vị trí dẫn đầu.

Phạm Kiên
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động