Hơn 16.000 hóa chất độc hại có trong đồ nhựa

21/03/2024 08:55 Nghiên cứu quốc tế
Một báo cáo mới do Hội đồng Nghiên cứu Na Uy tài trợ, vừa công bố cho thấy có hơn 16.000 hóa chất tồn tại trong các sản phẩm nhựa, từ bao bì thực phẩm, đồ chơi trẻ em đến thiết bị y tế... Điều này làm dấy lên lo ngại về ô nhiễm và vấn đề an toàn của người tiêu dùng.
Hơn 16.000 hóa chất độc hại có trong đồ nhựa
ảnh minh họa

Con số đáng sợ trên được đưa ra trong một báo cáo mới đây, do Hội đồng Nghiên cứu Na Uy tài trợ, tức nhiều hơn 3.000 so với ước tính trước đây của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP). Đáng lo ngại, một phần tư trong số đó được cho là nguy hiểm tới sức khỏe con người và môi trường.

Báo cáo được công bố trong bối cảnh các nhà đàm phán chính phủ đang rất nỗ lực để xây dựng hiệp ước toàn cầu đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng, với rác thải nhựa hằng năm đã lên tới 400 triệu tấn.

Theo các tác giả của báo cáo, mặc dù ngành công nghiệp nhựa cho rằng bất kỳ hiệp ước toàn cầu nào cũng nên thúc đẩy tái chế và tái sử dụng nhựa, nhưng chỉ giải quyết vấn đề rác thải nhựa là chưa đủ để bảo vệ người dân. Các nhà khoa học cho rằng cần phải minh bạch hơn về các hóa chất - bao gồm chất phụ gia, chất hỗ trợ gia công và tạp chất - được đưa vào nhựa, kể cả các sản phẩm tái chế. Báo cáo chỉ ra rằng 1/4 số hóa chất được xác định không có thông tin cơ bản về bản chất hóa học và chỉ có 6% số hóa chất tìm thấy trong nhựa được quản lý trên phạm vi quốc tế.

Ông Martin Wagner, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà môi trường học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy cho rằng cốt lõi của vấn đề là sự phức tạp về hóa chất của nhựa. Theo ông, các nhà sản xuất không thực sự biết có bao nhiêu loại hóa chất trong sản phẩm của họ. Do vậy, nếu không có quy định bắt buộc, sẽ không có động lực buộc các doanh nghiệp tiết lộ những hóa chất có trong nhựa.

Giang Nam
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động