Phát huy nội lực để ứng phó biến đổi khí hậu

02/01/2020 17:41 Tăng trưởng xanh
Năm 2021 sẽ là bước ngoặt quan trọng khi tất cả các quốc gia trên thế giới phải có trách nhiệm với biến đổi khí hậu (BĐKH). Vì vậy, giảm thiểu BĐKH cũng là trách nhiệm của Việt Nam đối với người dân trong nước và cộng đồng quốc tế.
Ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, đoàn kết và phát triển
phat huy noi luc de ung pho bien doi khi hau

Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Cục Biến đổi khí hậu.

Công tác quản lý nhà nước về BĐKH thời gian qua đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và hành động của các cấp, các ngành, địa phương và người dân. Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được nâng lên. Tổ chức bộ máy, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước được hoàn thiện. Năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được nâng lên một bước.

Năm 2021 sẽ là bước ngoặt quan trọng khi tất cả các quốc gia trên thế giới phải có trách nhiệm với biến đổi khí hậu (BĐKH). Vì vậy, giảm thiểu BĐKH cũng là trách nhiệm của Việt Nam đối với người dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ phải phát huy nội lực để ứng phó với BĐKH bên cạnh việc kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế. Đây sẽ là sự thay đổi quan trọng, rõ ràng trong quan điểm và nhận thức về BĐKH.

Từ sự thay đổi tư duy, định hướng đó, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Lê Công Thành đã đề nghị Cục Biến đổi khí hậu tập trung thực hiện 08 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020:

Một là, tiếp tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thiện sửa đổi nội dung ứng phó với BĐKH trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; hoàn thành Nghị định của Chính phủ quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Hai là, hoàn thiện dự thảo Báo cáo rà soát và cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; phối hợp với các đối tác phát triển để xây dựng Chương trình hỗ trợ thực hiện NDC của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.

Ba là, xây dựng tiêu chí xác định các dự án, nhiệm vụ thích ứng với BĐKH, tập trung vào các vấn đề liên vùng, liên ngành.

Bốn là, hoàn thiện Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia; hoàn thiện Hệ thống giám sát, báo cáo và đánh giá (M&E) cho các hoạt động thích ứng với BĐKH để báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ.

Năm là, tập trung hoàn thiện trình Bộ xem xét phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; xây dựng và hoàn thành nội dung Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ ba (BUR3) của Việt Nam.

Sáu là, phối hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển và các nước để đẩy mạnh công tác ứng phó với BĐKH; phối hợp với các đối tác phát triển để xây dựng định hướng cho các hoạt động hợp tác như Chương trình thay thế Chương trình SP-RCC từ sau năm 2020, Cơ chế tín chỉ chung (JCM), Cơ chế phát triển sạch (CDM)...

Bảy là, tiếp tục tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương điều phối và thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020; tổ chức kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu; đẩy mạnh truyền thông về công tác ứng phó với BĐKH.

Tám là, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn chuyển tiếp và mở mới năm 2020, các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ để có kết quả đóng góp thiết thực cho công tác quản lý nhà nước về BĐKH.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động