Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng

30/08/2023 10:18 Hiệp hội
Tại TP. Hà Nội, sáng ngày 29/8, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Năng lượng bền vững cho phát triển kinh tế, môi trường và xã hội”.
Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
Toàn cảnh Hội thảo “Năng lượng bền vững cho phát triển kinh tế, môi trường và xã hội”

Hội thảo được tổ chức với mục đích nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong cộng đồng doanh nghiệp và dân cư về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng sinh khối và chất thải rắn. Kiến nghị một số chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo và phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng.

Tham dự và Chủ trì Hội thảo có TS. Trần Văn Lượng - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam; Tham dự Hội thảo có các đại biểu: 1) TS. Đỗ Hữu Hào - Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội CNMT VN; 2) PGS. TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; 3) Đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; 4) Đại diện các Tập đoàn, doanh nhiệp, đặc biệt là các doanh nhiệp đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo từ chất thải rắn (CTR); 5) Đại diện một số Sở Công Thương và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh phía Bắc; 6) Đại diện các cơ sở nghiên cứu, Hội/ Hiệp hội; và 7) Các đại biểu khác tham dự.

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
TS. Trần Văn Lượng - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Văn Lượng chia sẻ: “ngành năng lượng Việt Nam trở thành ngành kinh tế năng động, đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại nhiều địa phương và đất nước. Ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực; bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu cụ thể đề ra. Tuy vậy, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế...”. Thành tựu và hạn chế nói trên trong phát triển Ngành năng lượng Việt Nam đã được Bộ Chính trị nhận định Trong Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm hiện thực hóa các mục tiêu trong chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045, có nhiều nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến ngành Công nghiệp môi trường và các hoạt động sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả như: 1) Phát triển năng lượng tái tạo từ rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn; 2) Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng, song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả; và 3) Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Đặc biệt, có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng.

TS. Trần Văn Lượng cũng mong muốn trong khung khổ của chương trình, quý đại biểu tham dự Hội thảo sẽ có ý kiến đóng góp để Ban tổ chức hội thảo tổng hợp và có kiến nghị với các cơ quan chức năng về một số chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo và phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng như mục tiêu của Hội thảo đã đề ra.

Định hướng phát triển ngành điện Việt Nam

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
Đại diện Viện Năng Lượng trình bày tham luận “Định hướng phát triển ngành điện Việt Nam nhìn từ Quy hoạch điện VIII”

Quy hoạch điện VIII gồm 19 chương, bao trùm các vấn đề trong phát triển của ngành điện trong hiện tại và tương lai. Quy hoạch điện VIII đã tập trung vào tính toán, phân tích, đánh giá sự phát triển của ngành điện lực trong kỳ quy hoạch trước, chỉ các tồn tại và bài học kinh nghiệm; tính toán, phân tích khả năng phát triển kinh tế xã hội và dự báo phụ tải điện; tính toán khả năng sử dụng năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện; tính toán chương trình phát triển nguồn điện, lưới điện; tính toán vốn đầu tư và phân tích kinh tế của chương trình phát triển điện lực; đề xuất các giải pháp và cơ chế để thực hiện quy hoạch.

Với chương trình phát triển điện lực từ Quy hoạch điện VIII, hàng năm Việt Nam cần đầu tư cho ngành điện khoảng 13 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2021 - 2030 và trên 12 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2031 - 2045. Để thực hiện, Quy hoạch điện VIII đã đề xuất các giải pháp, cơ chế thực hiện quy hoạch như: đề xuất sửa đổi Luật Điện lực theo hướng linh hoạt hơn đối với yêu cầu đầu tư các công trình điện, đảm bảo thu hút mọi nguồn lực xã hội trong phát triển ngành điện; đề xuất cơ chế xây dựng Kế hoạch phát triển Điện lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đề xuất cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện; đề xuất cơ chế xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải... Các đề xuất này sẽ từng bước được nghiên cứu, hoàn thiện để đảm bảo thực hiện xây dựng, quản lý và vận hành các công trình điện theo đúng quy hoạch, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư từ các nguồn vốn tư nhân, nguồn vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển điện lực.

Quy hoạch điện VIII đã nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển điện lực Quốc gia với mục tiêu đáp ứng đầy đủ điện năng trong mọi tình huống cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Quy hoạch điện VIII sẽ là cơ sở tài liệu để các cơ quan quản lý nhà nước, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các tổ chức và cá nhân liên quan nghiên cứu, phối hợp triển khai để phát triển ngành điện lực Việt Nam.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
Đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững trình bày tham luận “Kết quả triển khai Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2019 - 2030”.

Tác giả chia sẻ, nhu cầu năng lượng của Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong giai đoạn 2010-2019 tăng trưởng khoảng 6%/năm, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm bình quân là 9,71%/năm trong giai đoạn 2010 - 2021. Theo dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Theo kết quả đánh giá của Bộ Công Thương và EVN về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020-2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP 26 (khẳng định lại tại COP 27) về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) được triển khai trong giai đoạn 2006-2015 đã giúp tiết kiệm được trên 15 triệu tấn dầu quy đổi (TOE). Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (Chương trình VNEEP3) với mục tiêu tiết kiệm từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn đến năm 2025 và đạt từ 8-10% trong cả giai đoạn từ 2019 đến năm 2030, tương đương khoảng 60 triệu tấn dầu quy đổi (TOE).

Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đã phối hợp với các Bộ, ngành địa phương xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình theo từng giai đoạn. Đồng thời, phối hợp với 63 tỉnh, thành, địa phương để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; phối hợp với các sở, ban ngành địa phương tổ chức các đoàn công tác, đoàn kiểm tra tại các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng để kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành Chỉ thị 20 của Thủ tướng về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

Chính sách đầu tư, phát triển nguồn cung năng lượng tái tạo từ nhà máy điện rác

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
Đại diện Viện Chính sách Kinh tế môi trường trình bày tham luận “Một số hạn chế trong chính sách đầu tư, phát triển nguồn cung năng lượng tái tạo từ nhà máy điện rác”.

Ngoài các nội dung về hiện trạng phát sinh chất thải rắn (CTR), chính sách về tái chế, xử lý CTR, tác giả đã phân tích chủ trương, chính sách của Nhà nước thu hút đầu tư trong lĩnh vực điện rác.

Theo đó, các khó khăn, thách thức trong phát triển nguồn cung năng lượng tái tạo từ nhà máy điện rác từ thực tiễn là: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tình hình thực tế; Giá dịch vụ xử lý chất thải rắn còn thấp, trong khi chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý yêu cầu kinh phí cao, liên tục. Hiện nay, các địa phương đang áp dụng các giá xử lý khác nhau cho các phương pháp xử lý khác nhau; Chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài (10-20 năm); Công nghệ xử lý CTRSH nhập khẩu không phù hợp với thực tế CTRSH tại Việt Nam chưa được phân loại tại nguồn; Nguồn rác đầu vào hiện tại một số địa phương không đảm bảo nhu cầu vận hành Nhà máy điện rác. Khó khăn, thách thức trong chính sách: Cơ chế huy động nguồn lực từ tư nhân vẫn chưa phát huy hiệu quả, thiếu các cam kết, hỗ trợ cụ thể để tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng và an toàn cho nhà đầu tư…; Thủ tục đầu tư, thủ tục nhận ưu đãi hỗ trợ còn nhiều phức tạp, tốn nhiều thời gian; Khó khăn tại địa phương trong ưu đãi trong thuê đất tại các khu vực đặc biệt khó khăn và khó khăn; Hợp tác PPP đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của địa phương và nhà đầu tư; Hành lang pháp lý chưa có hướng dẫn về giá xử lý chất thải rắn áp dụng cho công nghệ điện rác; Quy định phân loại rác tại nguồn sẽ được triển khai vào năm 2025; Chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh vẫn đang trong quá trình xây dựng; Luật Năng lượng tái tạo đang được nghiên cứu và xây dựng.

Tác giả đã đề xuất, kiến nghị: Quy hoạch nguồn nguyên liệu rác, bảo đảm nguồn cung cho các nhà máy điện rác; Cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, đi kèm với hướng dẫn chi tiết đối với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với lĩnh vực xử chất thải rắn đô thị nói chung và điện rác nói riêng; Xây dựng chiến lược, quy hoạch hợp lý về phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở và hình thành một khung pháp lý rõ ràng cho PPP, trong đó có các cơ chế, chính sách về tín dụng, phí dịch vụ, đất đai,... để thu hút đầu tư của tư nhân; Xây dựng và ban hành hướng dẫn quy trình lựa chọn chủ đầu tư dự án xử lý CTRSH theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; Đẩy mạnh hình thức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư, ưu tiên đấu thấu quốc tế; hạn chế tối đa tình trạng chỉ định thầu; Đối với nhà đầu tư được lựa chọn qua đấu thầu, Nhà nước và nhà đầu tư thương thảo các nội dung quan trọng, đặc biệt là phân chia trách nhiệm, cơ chế phối hợp; Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; Hiện nay, Bộ TNMT đã ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý CTRSH tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, nhà đầu tư có thể sử dụng làm căn cứ để xác định đầu tư loại hình công nghệ phù hợp với đặc thù CTRSH tại Việt Nam

Một số công nghệ, mô hình phát triển năng lượng tái tạo

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
Đại diện Công ty Cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý trình bày tham luận “ Công nghệ đốt rác phát điện đáp ứng hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội”

Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý - Nhà máy đốt rác phát điện lớn thứ hai thế giới, đặt tại huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội) đã chính thức hòa lưới điện quốc gia từ ngày 25/7/2022. Dự kiến, khoảng 20MW điện sinh ra từ quá trình đốt rác sẽ phục vụ hoạt động của nhà máy và khoảng 50 MW sẽ hòa vào điện lưới quốc gia. Việc vận hành nhà máy chia làm 3 giai đoạn với tổng số 5 lò đốt và 3 tổ máy phát điện. Giai đoạn 1 sẽ có 1 lò đốt và 1 tổ máy vận hành, khoảng 1.000 tấn rác tươi được nhà máy tiếp nhận mỗi ngày. Giai đoạn 2 gồm 2 lò đốt và giai đoạn 3 gồm 2 lò đốt sẽ vận hành trong năm 2022. Tổng công suất của nhà máy sẽ xử lý được 5.000 tấn rác/ngày; giải quyết được từ 60 - 70% lượng rác đang chôn lấp của TP. Hà Nội hiện nay. Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý được UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng vào năm 2017, với nguồn vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những thay đổi trong cơ chế chính sách nên đến thời điểm này, dự án mới chính thức vận hành giai đoạn 1. Tác giả đã trình bày các ưu điểm của hệ thống lò đốt rác phát điện Thiên Ý chỉ rõ một số khó khăn về chứng nhận đâu tư, nguồn cấp rác để đốt phát điện, giá dịch vụ của Nhà máy điện rác.

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
Đại diện Tập đoàn Hitachi Zosen trình bày tham luận “Các Mô hình xử lý chất thải Kinh tế Tuần hoàn của Tập đoàn Hitachi Zosen”

Các mô hình đã được nghiên cứu và vận dụng thành công như sau, 1) Quản lý chất thải bền vững gồm: Năng lượng và Phân bón; Thu hồi vật liệu; Năng lượng và vật liệu; 2) Các công nghệ khí năng lượng tái tạo thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn gồm: Lên men mê-tan (Biogas); Cải tạo, năng cao chất lượng khí biogas; Power-to-gas (PtG); 3) Carbon hóa không dùng năng lượng hướng tới phục hồi Tài nguyên.

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Chia sẻ tại Hội thảo, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, phụ trách Khối Khoa học Kinh tế, Môi trường và Biến đổi khí hậu (khối V) chúc mừng Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã tổ chức thành công buổi Hội thảo. PGS.TS Trương Mạnh Tiến đánh giá, Hội thảo "Năng lượng bền vững cho phát triển kinh tế, môi trường và xã hội" rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện tại, nhất là khi Việt Nam đang hướng tới cam kết Net Zero vào 2050. PGS.TS Trương Mạnh Tiến chia sẻ tại Hội thảo. "Thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tôi đánh giá rất cao về những hoạt động của Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam. Mặc dù là thành viên mới của Khối Khoa học Kinh tế, Môi trường và Biến đổi khí hậu nhưng Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam đã thể hiện rất xuất sắc vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với Khối cũng như Liên Hiệp hội.

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam

PGS.TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam chúc mừng sự thành công của Hội thảo "Năng lượng bền vững cho phát triển kinh tế, môi trường và xã hội", khẳng định, phát triển năng lượng bền vững là xu thế tất yếu đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực. Cũng vì lẽ đó, PGS.TS Lưu Đức Hải đề nghị Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan quản lý, cần có thêm những hành động thiết thực, tạo cơ chế chính sách thông thoáng để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các tổ chức có liên quan trong việc phát triển năng lượng bền vững trong thời gian tới.

Các đại biểu khác tập trung xung quanh nội dung: Cơ chế để huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các doanh nghiệp để phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ CTR; Phát triển công nghệ, thiết bị để chủ động khắc phục những sự cố về kỹ thuật (nếu có) trong giai đoạn vận hành nhà máy phát điện từ CTR.

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
TS. Trần Văn Lượng - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam

TS. Trần Văn Lượng - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam chia sẻ thêm: Trong 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm hiện thực hóa các mục tiêu trong chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045, có nhiều nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến ngành Công nghiệp môi trường và các hoạt động sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm; ngoài 3 nhóm giải pháp đã chia sẻ trong buổi đầu Hội thảo, các nhóm còn lại như: 1) Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa; 2) Phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng; 3) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài; 4) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển ngành năng lượng.

Trong khung khổ của Hội thảo "Năng lượng bền vững cho phát triển kinh tế, môi trường và xã hội", TS. Trần Văn Lượng trân trọng cảm ơn các đại biểu đã có tham luận và tham dự; cảm ơn đơn vị truyền thông/ quảng cáo vàng là Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (PV Gas), đơn vị đồng hành cùng chương trình là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí; tiếp thu các ý kiến từ nội dung tham luận và tại phiên trao đổi, TS. Trần Văn Lượng giao tổ thư ký tập hợp các nội dung, kiến nghị có liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; kinh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo từ CTR; chính sách thuế, giá dịch vụ, đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tại từ CTR...từ đó, tiếp tục nghiên cứu và có đề xuất với các cơ quan chức năng có liên quan. Hội thảo "Năng lượng bền vững cho phát triển kinh tế, môi trường và xã hội" kết thức trong buổi sáng cùng ngày.

Phát triển Công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng
Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động